ĐỌC LẠI BÀI BÁO

Just another WordPress.com site

Bác sĩ ăn tiền bệnh nhân: Bóng ma trắng trong bệnh viện

leave a comment »

Bác sĩ ăn tiền bệnh nhân: Bóng ma trắng trong bệnh viện

5:29 pm thứ hai, ngày 22 tháng hai năm 2010- chuyên mụcĐời Sống|Sức Khỏe|
http://tumasic.blogspot.com/2010/02/bac-si-nhan-hoi-lo-thuc-trang-va-nguyen.html
– Cán bộ y tế không chủ động “vòi vĩnh” nhưng có một “luật bất thành văn” là người bệnh sẽ tự động đưa tiền dưới nhiều hình thức. Sau nhiều nỗ lực nhằm hạn chế tiêu cực của Bộ Y tế, nhiều người bệnh cho rằng “nạn ăn tiền” bệnh nhân của cán bộ y tế không biến mất mà chỉ “chuyển hóa” từ dạng này sang dạng khác!

 

Tự nguyện đưa, nhưng đưa không khéo là ăn mắng!

Anh Nguyễn Văn Thắng, có con trai 7 tuổi bị bệnh viêm nội nhãn. Trong suốt quá trình đưa con đi khám chữa bệnh từ các bệnh viện của tỉnh Yên Bái xuống bệnh viện dưới Hà Nội, anh Thắng cho biết tiền “rải” trong bệnh viện của anh được dành một phần không nhỏ cho cán bộ y tế.

“Bệnh con tôi nặng, nếu không mổ nhanh là hỏng một mắt. Tiền khám chữa bệnh, chi phí thuốc thang không nhiều vì cháu đã có thẻ bảo hiểm. Nhưng tiền “biếu”, “cảm ơn” bác sỹ thì tốn ngang tiền ăn uống, sinh hoạt của cả 2 bố con”, anh Thắng hài hước so sánh.

Anh Thắng kể: Lần đầu khám, anh đưa cho bác sỹ 500 ngàn. Bác sỹ cầm. Lần sau khám lại, anh cũng đưa ngần đó. Bác sỹ không từ chối. Nhất là ở thời điểm trước khi mổ thì tiền “đệm” cho bác sỹ anh đưa gấp đôi.

“Đây là bệnh xã hội rồi, thành quy luật rồi, ở đâu cũng vậy. Mình không theo cái này thì mình thiệt cái khác”, anh Thắng nói.

Mô tả ảnh.
Nhiều bệnh nhân và người nhà có tâm lý sợ sệt nếu không “lót tay” cho cán bộ y tế trong quá trình khám, điều trị (Ảnh chỉ có tính minh họa. Ảnh: C.Q)

Anh Thắng vui vì con được chữa khỏi bệnh, đưa tiền bác sỹ không từ chối. Nhưng chị Duyên (quê Hải Dương) thì không “gặp may” khi bác sỹ nhất quyết không cầm tiền và mắng chị giữa đám đông.

Tuy vậy, chị rất “ngạc nhiên” vì người vào sau chị vài lượt lại đưa “trót lọt” được cho bác sỹ khám. Hỏi “bí quyết”, chị Duyên mới “ngã ngửa” vì mình vụng về quá!

Chị Duyên cho biết: Kể từ khi có con, đây là lần đầu chị đến bệnh viện. Cứ tưởng ai vào viện cũng đều làm như mình nên chị cứ “thật thà” đưa cho bác sỹ. Nào ngờ bác sỹ rút trả phong bì và mắng chị sa sả giữa phòng khám đông người.

“Vị bác sỹ đó cứ chỉ thẳng vào mặt tôi và nói: “Đây là tiền hối lộ. Chị là người hối lộ” khiến tôi sững sờ, bối rối và xấu hổ, không biết phải làm sao. Có lẽ vì thế mà sau đó vị bác sỹ đó vẫn khám cho con tôi nhưng lại nói phải sau Tết mới mổ, gần Tết rồi không mổ được làm tôi lo quá”, chị Duyên kể lại.

Nhờ “bài học” này chị Duyên đã đúc rút được kinh nghiệm không phải ai cũng biết: Tự nguyện đưa tiền nhưng nếu đưa không khéo sẽ ăn mắng như thường!

Việc âm thầm, tự nguyện đút tiền cho bác sỹ xảy ra ở hầu hết các công đoạn. Theo lời anh Thắng, trong thời gian con anh nằm viện 1 tháng sau khi mổ mắt anh đã phải chuẩn bị sẵn 2 triệu đồng. Số tiền này anh chuẩn bị chỉ để “bồi dưỡng” cán bộ y tế sau mỗi lần thay bông băng, gạc, tiêm, …

Từ chối lúc đầu, “gợi ý” lúc sau

Trước mổ là thời điểm người nhà bệnh nhân đưa “phong bì” cho bác sỹ nhiều nhất. Gia đình anh Lưu Văn Tài, trú tại thôn Tân Lập, xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc là hộ nghèo nhưng không “thoát” khỏi việc “đút lót” cho bác sỹ trước khi con gái anh lên bàn mổ.

Vợ anh Tài kể: “Trước ngày mổ, bệnh nhân đã biết ai là người mổ cho mình. Tôi đã lần mò hỏi han để biết mặt bác sỹ mổ cho con tôi từ ngày hôm trước. Đến ngày mổ, cách giờ mổ khoảng 15 phút, tôi phải tìm mọi cách “kéo” bác sỹ đó ra chỗ thật ít người rồi dúi vào túi áo bác sỹ phong bì, trong đó có 300 ngàn đồng”.

Theo chị này thì người nào nghèo cũng cố chắt bóp dúi từ 200 đến 300 ngàn. Còn giàu thì không có giới hạn nào cả, ít nhất cũng phải 500 trở lên. Chị khẳng định trong ca mổ hôm đó, có rất nhiều người có con mổ cùng con chị cũng đều thực hiện “thao tác trước mổ” y như chị!

Khi được hỏi nếu không đưa phong bì cho bác sỹ thì chuyện gì sẽ xảy ra, anh Tài nói một cách ẩn ý: “Tôi đoán là bác sỹ vẫn phải mổ đúng trách nhiệm thôi. Nhưng những cái không thuộc về chuyên môn như thái độ, cách cư xử thì không tài nào mà đoán được …”.

Theo anh Tài, bệnh nhân bây giờ vào viện nếu không đưa tiền “bồi dưỡng” bác sỹ thì cảm thấy “không bình thường” hoặc có tâm lý sợ sệt!

Nhưng không phải tất cả mọi cán bộ y tế đều gật đầu nhận phong bì của người bệnh trước khi hoàn tất việc khám chữa bệnh. Bởi ngành y tế cho rằng việc nhận phong bì sau khi khám chữa bệnh xong không phải là “đút lót”, “hối lộ” mà đơn giản chỉ là hành động “cảm ơn”!

Vì thế, đã có những bác sỹ “từ chối” nhận lúc chưa mổ, nhưng đồng thời lại “gợi ý” là nếu mổ xong xuôi thì người nhà “đưa bao nhiêu cũng nhận hết”.

“Khi con dâu tôi lên bàn mổ đẻ, tôi đút vào túi bác sỹ đỡ đẻ một phong bì có 1,5 triệu nhưng vị bác sỹ nhất định không cầm. Trong khi hai bên đang giằng co thì vị bác sỹ này nói với tôi rằng “làm chuyện này giữa chốn đông người sẽ mất hay” và “gợi ý” tôi rằng nếu “mẹ tròn con vuông” thì đưa bao nhiêu cũng nhận”, bà Đỗ Thị Thanh Thủy, trú tại Cầu Giấy (Hà Nội) kể lại câu chuyện của mình khi đưa con dâu vào sinh con tại một bệnh viện ở HN.

Nhận tiền từ bệnh nhân là “nỗi đau vĩ đại”

 

Mô tả ảnh.
Ông Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế). Ảnh: C.Q

Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho rằng ngành y tế đang hoạt động trong trạng thái “bất cân bằng”.

Theo ông Khuê, các sản phẩm được mua bán trên thị trường được tính toán bộ chi phí (bao gồm cả chi phí marketing, chi phí quảng cáo, vận chuyển,…) nhưng sản phẩm sức khỏe chỉ được tính là một phần viện phí (không có tiền công trong đó, không có khấu hao, không tính giá trị của trình độ bác sỹ cũng như thương hiệu của bệnh biện, không có chi phí rác thải, nước…).

Ông Khuê thuật lại một câu chuyện do chính mình trải nghiệm: “Khi tôi đưa con vào khám tại Bệnh viện Nhi, tôi có thấy mấy cô y tá dỡ thẻ của mình ra để lấy ra một ít tiền lẻ. Khi nhìn thấy tôi, mấy cô y tá chỉ cười”…

Rồi ông Khuê lấy một ví dụ vừa để so sánh, vừa để lý giải việc “phải nhận tiền” từ bệnh nhân của cán bộ y tế: “Ngoài các nhà hàng, khi chúng ta ăn uống xong thì nhà hàng tự động tính thêm 10% chi phí phục vụ. Đó là điều đương nhiên và khách hàng cứ tự động trả. Những người phục vụ cũng “ngẩng cao đầu” để nhận khoản tiền này. Nhưng với cán bộ y tế thì khác. Họ khám chữa bệnh cho người bệnh nhưng không có tiền dịch vụ, không có tiền phục vụ (trong khi giá một lần khám chỉ là 3 ngàn đồng)! Vì thế, “tiền cọp”, tiền “bồi dưỡng” bệnh nhân đưa có khi chỉ 5 ngàn, 10 ngàn nhưng bác sỹ vẫn cứ phải “cúi đầu” nhận hoặc nhận dấm nhận dúi”.

Vì thế, ông Khuê khẳng định: “Việc nhận” tiền cọp” từ bệnh nhân là nỗi đau khổ vĩ đại của mỗi cán bộ y tế”!

Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu: “Ít nhiều vẫn có lót tay và chi phí phụ”

Trước đây, trong một lần trả lời phỏng vấn VietNamNet vào cuối năm 2009, Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu từng đề cập đến vấn đề tăng thu nhập cho cán bộ y tế để kiểm soát tiêu cực. Theo đó, Bộ trưởng lấy ví dụ một ca phẫu thuật phải được tăng lên gấp 5 đến 7 lần thì mới xứng đáng. Giá một ca phẫu thuật loại 1 của bác sỹ ra trường đã hai đến ba chục năm là 75 ngàn. Bộ trưởng đề xuất phải tăng lên 400 đến 500 ngàn mới xứng.

Tại Hội nghị Đối thoại về chống tham nhũng trong lĩnh vực y tế diễn ra tại Hà Nội vào ngày 26/11/2009, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức Nguyễn Tiến Quyết cũng khẳng định: “Nếu lương y tá được nâng lên mức 6 đến 7 triệu thì sẽ chẳng còn ai tiêu cực”.

Nhưng cũng ngay tại Hội nghị này, khi Tiến sĩ Thaveeporn Vasavakul (tư vấn viên, chủ trì một nghiên cứu của ĐSQ Thụy Điển) đặt ra câu hỏi: “Viện phí thấp nên dẫn đến các khoản chi không chính thức, nhưng nếu điều chỉnh viện phí thì có hạn chế được tham nhũng không? Có loại bỏ được các khoản chi không chính thức không?”

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu cho rằng: “Đất nước chúng tôi từ chế độ tập trung quan liêu bao cấp sang thị trường thì tất cả nền kinh tế hai giá đều ít nhiều có lót tay và chi phí phụ!”.

Bộ trưởng nhấn thêm: “Vào bệnh viện tư thì không phải lót tay, phong bì bác sĩ. Nhưng vào bệnh viện tư thì anh trả một trăm ngàn đồng một lần khám chữa bệnh. Còn ở bệnh viện Nhà nước chỉ phải trả 3.000 đồng, thì rẻ quá. Người ta sẵn sàng chi thêm 10.000 đồng nữa để được khám nhanh, khám trước. Mà chi như thế vẫn còn rẻ hơn khám tư”.

  • Cẩm Quyên

Theo vietnamnet.vn

Bóng ma trắng trong các bệnh viện.

Đó là thực trạng những gì đang xảy ra trong hệ thống chăm sóc, khám, chữa bệnh tại Việt Nam? Vậy còn những suy nghĩ của người thân các bác sĩ này thì sao?

Những người con của các bác sĩ nói rằng các em sẽ rất xấu hổ nếu bố mẹ các em “vòi” tiền bệnh nhân.

Em thấy một số bệnh nhân, sau khi bố em khám thì mời bố đi ăn. Cũng có lú,c nhìn thấy bệnh nhân biếu bố bánh, kẹo hoặc rượu, còn tiền thì em không biết.
Theo cách nhìn của nhiều người, bác sĩ nhận tiền của bệnh nhân là tiêu cực. Nhưng cũng tùy theo mỗi trường hợp. Nếu bệnh nhân cảm thấy bác sĩ chữa trị cho họ tốt, tận tình thì có thể bồi dưỡng thêm. Mình không hưởng ứng nhưng cũng thấy điều này có thể chấp nhận được trong trường hợp bệnh nhân cần khám nhanh. Trường hợp bác sĩ vẫn nhận nhưng đối xử với mình không tận tình thì không được.

Có lần, ông em bị bệnh nặng phải vào viện. Bố em làm bác sĩ ở đó cũng chỉ giúp nhanh hơn được phần chuyển đến phòng khám và có thể xin chỗ nằm tốt hơn, nhưng vẫn phải “cho” thêm bác sĩ khám. Khi “bồi dưỡng” cho bác sĩ như vậy, công việc chăm sóc ông em được quan tâm hơn, chu đáo hơn. Ở đây là sự có lợi cho cả đôi bên.

Có người, thậm chí lúc vào đăng ký cũng cho “tiền” để được nhanh hơn, rồi vào sâu hơn cũng biếu thêm bác sĩ để được khám tận tình hơn. Và khi thấy bác sĩ quan tâm hơn thì bệnh nhân cũng sẽ yên tâm hơn.

Hay như học ở trường, bố mẹ đến nhà thầy giáo hỏi thăm cũng sẽ cảm thấy yên tâm hơn vì nghĩ rằng cô giáo sẽ quan tâm hơn đến con cái mình.

Nguyễn Thị Thanh Nga (quê Hà Nam, SV ĐH Ngoại thương): Khách hàng hài lòng thì trả thêm là… bình thường.

Tôi không thể đặt mình vào tình huống “giả sử bố mẹ vòi tiền của bệnh nhân…” bởi vì chưa từng gặp tình huống đó.

Bố mẹ, chị tôi đều là bác sĩ. Mỗi ca trực đêm vừa mệt mỏi, vừa vất vả mà bố mẹ tôi hình như có chỉ được 15.000 đ gì đó. Nói chung, theo cảm nhận của mình thì bác sĩ chân chính ít khi giàu được.

Tôi nghĩ bệnh nhân sau khi khỏi bệnh mà đến cảm ơn bác sĩ thì đó cũng là điều tốt. Lúc đó, bác sĩ có nhận tiền thì cũng không vấn đề gì cả. Cái đó là “tùy tâm” của người bệnh. Còn nếu bác sĩ “vòi” tiền bệnh nhân theo kiểu nếu không đưa tiền thì không khám, hoặc khám không nhiệt tình thì mới đáng lên án.

Bố mẹ tôi thì không nhận tiền của bệnh nhân nghèo bao giờ. Nhưng những gia đình khá giả, nếu họ nhiệt tình cảm ơn thì vẫn nhận.

Đó là một dịch vụ, khách hàng hài lòng thì họ trả thêm, còn không thì thôi. Đấy là điều bình thường.

Chuyện bệnh nhân “đút” tiền cho bác sĩ là do tâm lí. Nếu bác sĩ nhận tiền của họ thì có thể ưu tiên hơn một chút, nhưng về cơ bản thì bác sĩ phải khám chữa tận tình với tất cả bệnh nhân.

Nếu có việc vào viện thì mình cũng sẽ đút tiền, vì nhỡ gặp phải y tá nào khó tính, họ tiêm đau thì “toi”.

Phan Hoàng (quê Phú Thọ, SV ĐH Công Đoàn Hà Nội): Mẹ vẫn nhận quà của bệnh nhân

Bố mẹ em làm trong bệnh viện của tỉnh nên từ nhỏ em cũng hay vào viện. Em thấy chuyện bệnh nhân biếu tiền cho bác sĩ là chuyện bình thường.

Nhưng bác sĩ “vòi” tiền bệnh nhân thì ít gặp. Hầu hết là do người bệnh chủ động đưa tiền cho bác sĩ. Vì không đưa thì họ không yên tâm. Tâm lí của họ là “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”. Em chưa bao giờ thấy bác sĩ từ chối nhận tiền, quà của bệnh nhân.

Em nghĩ nếu bệnh nhân “tự nguyện” bồi dưỡng cho bác sĩ thì đó là chuyện bình thường. Em thấy trước mỗi ca mổ, người nhà bệnh nhân thường đến biếu tiền và quà cho mẹ em. Mẹ thường không nhận phong bì, chỉ cầm những món quà nhỏ.

Ở phòng khám của bố mẹ, có những bệnh nhân nghèo, bố mẹ đều không nhận tiền khám của họ.

Còn nếu bác sĩ “vòi” tiền bệnh nhân thì việc đó là sai. Giả sử, bố mẹ em mà làm điều đó thì em chắc sẽ rất xấu hổ.

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân cứ có thói quen “đút” tiền khi vào viện thì sẽ làm “hư” nhiều bác sĩ. Vì sẽ hình thành ở họ thói quen nhận tiền, do đó nếu ai không đưa tiền thì họ sẽ kém nhiệt tình hơn.

Nguyễn Hiếu (quê Hà Tĩnh, SV ĐH Giao thông Vận tải): Nếu mẹ mà “vòi” tiền, thì em xấu hổ lắm!

Mẹ em chỉ làm y tá ở bệnh viện điều dưỡng của tỉnh, chuyên chăm sóc các cụ già. Do đó, hầu như không có chuyện nhận tiền của bệnh nhân, mà bệnh nhân cũng chẳng “đút” tiền cho y, bác sĩ.

Còn ở các bệnh viện khác, chuyện bệnh nhân biếu tiền cho bác sĩ, theo em cũng chẳng đáng lên án lắm, vì ai mà chả muốn được chăm sóc tốt nhất. Nếu như khi vào bệnh viện công mà cũng như các trung tâm khám bệnh theo yêu cầu thì mọi việc sẽ khác.
Trong xã hội bây giờ, hầu như lĩnh vực nào cũng có chuyện đút lót, hối lộ. Tuy nhiên, giả sử mẹ em mà vòi tiền của bệnh nhân thì em cũng sẽ thấy xấu hổ lắm. Theo em hiểu, thì đó là việc đáng lên án, và không nên làm.

Còn em, nếu phải vào bệnh viện công, thì em cũng sẽ hối lộ cho bác sĩ để được khám tốt hơn.
Cần nhìn lại vào bên trong hiện thực

Như vậy, ngoài việc lên án những hiện trạng tiêu cực này, xã hội cũng cần nhìn lại mặt sau của sự việc.

Có thể thấy, mức lương của các nhân viên y tế hiện nay là thấp so với nhu cầu sinh hoạt của cuộc sống hàng ngày, ngoại trừ các cán bộ cấp cao hay là những cán bộ tham nhũng.

Trong lời phát biểu của những con em bác sĩ nói trên, các em đều nói rằng “chuyện bồi dưỡng bác sĩ của bệnh nhân là bình thường” và “bố mẹ em không bao giờ nhận tiền của người nghèo”.

Lương y tá từ 6 triệu thì chẳng ai tham nhũng.

Thực tế, Việt Nam là một nước đang phát triển, có nền kinh tế nghèo so với tình hình chung của thế giới. Đó là nguyên nhân tại sao mức sống của các cán bộ nhà nước, nói riêng các cán bộ y tế liêm khiết lại gặp khó khăn. Và cũng dễ hiểu, họ phải tham nhũng thôi. Người bệnh đã mất tiền lại “mất thêm tiền”. Tham nhũng nó làm ảnh hưởng tới sự phát triển của đất nước cũng như mức độ sống của người dân như vậy.
Tuy nhiên, không phải vì thế mà “phải chấp nhận” thực trạng này. Nó sẽ trở thành một biến tướng nguy hại trong xã hội, và thực tế, điều này đang hoành hành tại các bệnh viện, trung tâm y tế hàng ngày. Nó làm giảm chất lượng phục vụ bệnh nhân của các bệnh viện vì “bác sĩ, y tá không muốn chữa trị, chăm sóc” thì biết kêu ai.

Trong một xã hội đang hội nhập như hiện nay, vấn đề tham nhũng là không thể được chấp nhận, vì như đã nói, nó làm ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực, kể cả chính trị – xã hội. Dù cho cuộc sống của các cán bộ y tế có khó khăn thì lương tam họ nghĩ sao khi học nhận tiền từ các bệnh nhân đã khó khăn vì bệnh tật, viện phí, … lại còn phải xoay sở để “tiền mềm” cho họ?

Và quan trọng, điều cần phải làm, là các cơ quan hữu quan phải có trách nhiệm cải thiện cuộc sống của các cán bộ y tế để tâm lý “bồi dưỡng cũng là lẽ thường” không tiếp tục tồn tại.

Tin liên quan:

Trưởng công an Phương Liệt: Gửi công văn để tạo điều kiện cho doanh nghiệp bồi dưỡng Tết cho công an

Công an phường Phương Liệt (quận Thanh Xuân, HN) trắng trợn gửi công văn “vòi” tiền bồi dưỡng Tết tới các doanh nghiệp

Blog chính trị-xã hội…Ra đời ngày 24/11/2009…Bởi Blogger Tumasic
© http://www.TUMASIC.tk 2009-2010
Bonus: Chúc mừng ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02/2010Kính chúc các cán bộ, nhân viên trong ngành y tế Việt Nam luôn luôn thực hiện nếp sống “Lương y như từ mẫu” để chăm sóc tốt nhất có thể cho các bệnh nhân.Mỗi nụ cười, tia hi vọng sống của bệnh nhân sẽ là niềm vui sống của quý vị và “ở hiền sẽ gặp lành”, đó là điều chắc chắn mà cho ông đã dạy.

Cũng kính chúc các vị lãnh đạo nhà nước về y tế sẽ THẬT NHANH CHÓNG đưa ra các giải quyết về mức sống của cán bộ, nhân viên y tế để thực trạng nói trên không còn nữa.


webstats program

Được đăng bởi Blogger Tumasic vào lúc 17:44 

2 bình luận:

Nặc danh nói…
Còn nhiều chiêu moi tiền của người bệnh,như vừa khám bệnh vừa bán thuốc(chưa kể đập vụn thuốc để không biêt loại thuốc gì mà mua)Bác sỹ kiêm luôn Dược sỹ(không bằng cấp)Lương y như dì ghẻ.Y đức của các vị bác sỹ này không có
6/4/10 22:51
Blogger Tumasic nói…
Cuộc đời vàng thau lẫn lộn.
7/4/10 17:55
http://www.caotraonhanban.org/index.php?option=com_content&view=article&id=671:ng-ok-tham-nhng-&catid=10:cau-chuyn-trong-tun&Itemid=14
Thưa quý độc giả,
Thói thường, quyền hành và lợi nhuận đẻ ra tham nhũng. Người có quyền nhận hối lộ để ban phát đặc ân, và giới kinh doanh đưa hối lộ để biến đặc ân thành lợi nhuận.
Nhưng tình trạng tham nhũng tại Việt Nam hiện nay đã phổ thông cả trong những ngành sinh hoạt vốn được kính trọng như lãnh vực thiêng liêng, là học đường và bệnh viện. Một nơi mang sứ mệnh dậy cho người ta thành người, và một nơi cứu nhân độ thế. Sở dĩ có tình trạng này, vì tuy Đảng hô hào chống tham nhũng, nhưng thật ra Đảng chấp nhận tham nhũng.
 Mời quý thính giả đọc “Câu chuyện trong tuần” sau đây “Đảng OK tham nhũng”  do Vũ An Bài soạn.

Báo quốc doanh VietnamNet ngày 22 tháng 2, 2010 có bài: “Bác sĩ ăn tiền bệnh nhân: Bóng ma trắng trong bệnh viện”. Bài này có trích lời ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho rằng ngành y tế đang hoạt động trong trạng thái “bất cân bằng”. Ông nói:

“Ngoài các nhà hàng, khi chúng ta ăn uống xong thì nhà hàng tự động tính thêm 10% chi phí phục vụ. Đó là điều đương nhiên và khách hàng cứ tự động trả. Những người phục vụ cũng “ngẩng cao đầu” để nhận khoản tiền này. Nhưng với cán bộ y tế thì khác.

Họ khám chữa bệnh cho người bệnh nhưng không có tiền dịch vụ, không có tiền phục vụ (trong khi giá một lần khám chỉ là 3 ngàn đồng)! Vì thế, “tiền cọp”, tiền “bồi dưỡng” bệnh nhân đưa có khi chỉ 5 ngàn, 10 ngàn nhưng bác sĩ vẫn cứ phải “cúi đầu” nhận hoặc nhận dấm nhận dúi”.

Vì thế, ông Khuê khẳng định: “Việc nhận” tiền cọp” từ bệnh nhân là nỗi đau khổ vĩ đại của mỗi cán bộ y tế”!

Ông Lâm Hoàng Mạnh, một bác sĩ đang sống ở Anh, đã góp ý với bài báo của VietnamNet qua Talawas Blog ngày 24 tháng 2 như sau:

Tôi có người bạn ở VN gửi mail giải thích vì sao bác sĩ, y tá… đòi đút lót. Xin trích dẫn để bà con “hải ngoại” tham khảo:

Giám đốc bệnh viện lương chính thức (cứng) chừng 100 USD, còn lương “mềm” thì trời biết: nào là phụ cấp chuyên môn, nào là làm đêm, nào là cố vấn….

Ngân sách chi cho y tế ở Việt nam là $5/ người một năm. Nhớ kỹ nhé, đây là con số chính thức của năm 2003. Cách đây hơn mười năm, con số này chỉ là 50 cents/người, một năm. Tôn Thất Bách, con trai Tôn Thất Tùng buồn rầu kể rằng tiền công mổ một ca ruột thừa chỉ đủ vá một lốp xe đạp.

Hải Phòng ta (cả 5 huyện ngoại thành) có chừng 1,5 triệu dân, tức được rót 7,5 triệu USD. Số tiền này để mua thuốc thang, máy móc và xây dựng nhà cửa… Bạn hình dung ngay được: một máy X-scan giá $500.000, các máy khác cũng giá non kém chút ít… như vậy chắc là không đủ tiền để thay thế phụ tùng cho một bệnh viện nữa là cho toàn thành phố. Chưa nói đến sửa chữa nhà cửa…

Vậy thì người ta phải “xã hội hoá” chữa bệnh (từ này để thay từ “phải trả tiền”, họ sợ dùng chữ “phải trả tiền” làm mất cái “hình ảnh đẹp” của xã hội ta), nghĩa là người dân phải trả tiền khi khám bệnh. Nói cụ thể tôi chẳng hạn, năm 2003 mổ niệu quản (ống dẫn nước tiểu từ thận) mất $700.

Thật ra tiền công mổ không đắt, lót tay (đã thành lệ công khai) là 50 USD cho một kíp mổ 4 người. (Lương chính thức của bác sĩ là $70/tháng). Y tá có lương $40/tháng, nhưng cứ tiêm, thay băng là phải trả tiền. Về nguyên tắc không trả tiền cũng được, nhưng họ tiêm cho đau và truyền máu thì dùng kim to chọc vào ven.

Công việc không nhiều chỉ hết 20% thời gian thôi, nhưng nó thích “hành” bệnh nhân để moi tiền. Chúng nó biết tôi là bạn con H, giám đốc, biết tôi có tiền và biết chị tôi là người đưa tiền trực tiếp, thế mà có lần chị tôi vào muộn, không có tiền đưa cho y tá, họ dùng kim to chọc cho chảy máu ra. Tôi không nói gì cả, chịu đựng đến khi chị tôi vào thấy máu chảy đẫm tay, kêu lên, thì họ thay kim nhỏ hơn, phải trả tiền, đương nhiên rồi, vì kim nhỏ phải mua ở ngoài, bệnh viện chỉ có kim to thôi.

Trước khi mổ, y tá phải làm vệ sinh: cạo …, thụt…, cũng phải trả tiền. Chỉ trong vòng 20 giờ đồng hồ tôi phải làm vệ sinh hai lượt mất chừng 15 phút, tiền đưa là $2. Mỗi lần mổ 4-5 người chỉ riêng tiền vệ sinh bệnh nhân cũng được 8-10 USD. Chưa kể cấp cứu… Đấy là “lộc” của y tá.

Chưa hết: Bác sĩ kê đơn mua thuốc, toàn là những thuốc đắt tiền, nhưng y tá lại dặn mua ở chỗ này chỗ nọ và “nhớ cầm đơn thuốc về”. Sao vậy? Thì ra cửa hàng thuốc và bác sĩ kê đơn là một.

Thuốc ở Việt nam đắt hơn ở Mỹ nhiều, cửa hàng thuốc đã chặt đẹp bệnh nhân rồi, nhưng lại cộng thêm 10% giá để “lại quả” cho bác sĩ kê đơn. Em tôi đã có lần ra ngoài mua thuốc, một cửa hàng cách giường bệnh của tôi chừng 30 mét nằm ở đường Cát dài, rẻ hơn được 10%. Thế nhưng y tá không tiêm, họ lý luận rằng họ không chịu trách nhiệm về thuốc “nếu không mua ở cửa hàng do họ chỉ định”.

Bác sĩ, y tá, hiệu thuốc, trông giữ xe máy, xe đạp… làm tiền trên lưng người bệnh, nhưng tất cả lại sống trên “đất” của bệnh viện vậy thì phải nộp tô cho ông chủ, bà chủ chứ. Ngồi văn phòng mà hàng ngày, hàng tháng tiền chảy vào túi cũng đáng bảo vệ cái chế độ “tươi đẹp gấp ngàn lần chủ nghĩa tư bản” đấy chứ!

Chưa hết, hàng năm có một khoản tiền xây dựng và sửa chữa nhà cửa. Cái này thì bác sĩ không mó được. Xây dựng ở Việt nam bị “thất thoát” chừng 40-60%. Con số mới đây các nhà xây dựng Việt Nam chính thức thừa nhận trong hội thảo chỉ có tham nhũng 30%, còn 30% là do “lãng phí”. Để xây dựng nhà cửa, Sở y tế cấp tiền, để có tiền giám đốc phải trừ đi 15% cho cấp trên. Giám đốc cũng phải được hưởng 15% nữa chứ. Giám đốc cũng phải nuôi bọn lau nhau làm việc dưới trướng, chừng 10-15%, để nếu có gì cần hầu toà, cứ đổ cho bọn này là xong.

Thế là một căn nhà thực sự giá $300.000, thì khi làm dự toán sẽ phải “nâng” thành $600.000. Trong quá trình xây dựng, nếu phải lo lót hoặc thích ăn thêm nữa thì cho vào phần “phát sinh”.

Lương hiệu trưởng trường Ngô Quyền chừng $150 một tháng, thì chỉ đủ tiền điện, nước, xăng dầu và tiền mừng đám cưới (100.000 đồng/lần) thôi. Nhưng các sếp lại còn một khoản lộc khác đó là cưới xin, ma chay, đây là một dịp “phát sinh” để đàn em cúng nạp. Cũng chưa kể đến những vụ kỷ luật. Nếu có tội phải “chạy” cho bà giám đốc hàng nghìn USD để thoát tội….

Đảng Cộng Sản nếu chỉ là một tổ chức ăn bám không thôi thì cũng không đáng ngại, mỗi người dân nhịn bữa ăn sáng thí cho nó là xong, nhưng đáng nói là nó ngồi xổm lên luật pháp, do vậy ai “đi theo” nó thì cứ việc móc túi công quỹ mà xơi. Nghĩa là Đảng OK cho tham nhũng.

 

 

 

 

http://www.tinmoi.vn/Bac-si-an-tien-benh-nhan-Bong-ma-trang-trong-benh-vien-07124355.html

 

 

Written by doclaibaibao

Tháng Bảy 9, 2011 lúc 2:37 sáng

Posted in MEDICINE

Bình luận về bài viết này