ĐỌC LẠI BÀI BÁO

Just another WordPress.com site

Bùng nổ du học Úc: Khi “miếng bánh” nhập cư không còn

leave a comment »

Bùng nổ du học Úc: Khi “miếng bánh” nhập cư không còn

Bùng nổ du học Úc: Khi “miếng bánh” nhập cư không còn

Tag,tags,học bổng, học bổng du học Úc, du học Úc,Du học Úc, Học bổng, du học ÚC,| học tiếng anh | tiếng anh giao tiếp | tiếng anh trẻ em,Du học Châu Mỹ,Du học Canada,Du học Mỹ,Truong Quoc Te,Cao Dang Quoc Te,Du học Châu Úc,Du học Úc,Du học New Zealand,Du học Châu Á,Du học Singapore,Du học Nhật Bản,Du học Hàn Quốc,Du học Trung Quốc,Du học Châu Âu,Du học Anh,Du học Pháp,Du học Thuỵ Sĩ,Du học Hà Lan,Du học Đức, du học Úc,

(LĐ) – Chủ nhật 17/07/2011 07:30

Sự thắt chặt chính sách nhập cư của chính phủ Úc đã có tác động tiêu cực tới không chỉ ngành công nghiệp giáo dục của nước này mà còn với cả các sinh viên quốc tế, trong đó có Việt Nam.

Tài chính là một trong những nỗi lo âu bậc nhất của cả các bậc phụ huynh lẫn du học sinh Việt Nam. (ABC News: Gary Rivett)
Tài chính là một trong những nỗi lo âu bậc nhất của cả các bậc phụ huynh lẫn du học sinh Việt Nam. (ABC News: Gary Rivett)

Ngành công nghiệp giáo dục bạc tỉ đi xuống

Có thể nói sự thay đổi chính sách di trú liên tục của Chính phủ Úc trong vòng hai năm trở lại đây là một phần nguyên nhân khiến cho số lượng sinh viên quốc tế sang quốc gia này sụt giảm, nhất là trong lĩnh vực đào tạo nghề.

Trong một bài phỏng vấn, ông Tony Pollack, Tổng giám đốc Cơ quan Giáo dục Quốc tế Úc (IDP), cũng nhận định rằng việc Chính phủ Úc thắt chặt nhập cư là một phần nguyên nhân gây ra sự sụt giảm này. Bên cạnh đó, việc này cũng tác động đến doanh thu của ngành giáo dục nói riêng và sự phát triển kinh tế của Úc nói chung do sự thiếu hụt lao động lành nghề trong tương lai.

Theo số liệu của Cơ quan Giáo dục Quốc tế Úc (AEI), tính đến trước khi luật PR thay đổi vào năm 2009, tổng số sinh viên quốc tế tại Úc là 631.935 người. Cũng trong giai đoạn 2000-2009, số lượng sinh viên đăng kí các khóa học nghề tại Úc đã gia tăng đáng kể, từ 30.759 sinh viên vào năm 2000 lên gấp hơn 7,5 lần (tương đương 232.475 sinh viên) vào năm 2009.

DIAC cũng cho biết các ngành nghề có sức hấp dẫn lớn nhất đối với sinh viên quốc tế là ngành thực phẩm và quản lí khách sạn. Trong năm 2009, số sinh viên đăng kí hai ngành học này đã tăng lên tới 30%.

Tuy nhiên, sau khi chính sách PR mới theo chiều hướng thắt chặt nhập cư được công bố vào giữa năm 2010 thì tính đến cuối năm này, tổng số sinh viên quốc tế đăng kí các khóa học tại Úc giảm chỉ còn 619.119 sinh viên. Tính đến tháng 12/2010, số sinh viên quốc tế học nghề tại Úc đã giảm 26.000 sinh viên (tương đương với 11%) so với cùng kì năm 2009.

Sinh viên Việt Nam trước sự thay đổi

Sinh viên Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung. Trước đây, có rất nhiều sinh viên Việt Nam chọn học nghề bởi việc sở hữu chứng chỉ nghề có thể giúp họ dễ dàng xin được PR.

Hiện nay, sinh viên Việt Nam sang Úc  chỉ đạt mức 8,5% trong giai đoạn 2009-2010 so với con số 65% của thời kì đỉnh điểm bùng nổ du học từ 2007-2008 và 49,9% từ năm 2008-2009.

Cơ quan Giáo dục Quốc tế Úc (AEI) đã nhận định rằng một trong những lí do khiến cho số lượng sinh viên Việt Nam sang Úc học nghề tăng vọt trong những năm vừa qua là do “ngày càng có rất nhiều sinh viên Việt Nam muốn có được PR để định cư lâu dài tại Úc”. Vì vậy, sự thay đổi liên tục chính sách nhập cư của Úc vào năm 2010 có tác động lớn tới sự lựa chọn các khóa học của sinh viên Việt Nam cũng là điều dễ hiểu.

Liệu đã hết “cửa” PR?

Trước sự thay đổi liên tục theo chiều hướng ngày càng thắt chặt của luật PR, một câu hỏi được đặt ra là: “Phải chăng sinh viên quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng đã hết “cửa” ở lại Úc?”

Trước câu hỏi trên, DIAC cho biết các sinh viên quốc tế vẫn còn “cửa” cuối cùng là sau khi tốt nghiệp có thể tìm công ty bảo lãnh visa việc làm (loại visa 457) và sau khi làm việc hai năm sẽ có thể xin được PR.

Ưu điểm của hình thức này là danh sách các ngành nghề do công ty bảo lãnh thường nhiều hơn so với những ngành được quy định trong Danh sách các Ngành nghề Ưu tiên (SOL) nếu sinh viên nộp đơn xin PR theo dạng thông thường. Tuy nhiên, theo đánh giá chung thì đây cũng là một trong những giải pháp khó khăn nhất, chỉ có những ứng cử viên nào thật sự nổi trội về trình độ cộng với may mắn thì mới có thể nhận được sự bảo lãnh của các doanh nghiệp Úc.

Ngoài ra, các sinh viên quốc tế cũng có thể tính đến phương án nộp hồ sơ xin bảo lãnh theo Chương trình Bảo lãnh Di dân tại các vùng xa xôi, hẻo lánh của nước Úc (RSMS) hoặc xem xét khả năng xin bảo lãnh của chính quyền tiểu bang để ở lại làm việc nếu đủ điều kiện.

Luật sư Tạ Quang Huy, Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn Di trú MPA, thành viên Ban Chấp hành – Liên đoàn Di trú Úc, cho biết thêm: “Du học sinh vẫn có khả năng gia tăng cơ hội xin PR bằng cách xin học tại các vùng sâu, vùng xa, học thêm các khóa chuyên nghiệp (Professional Year) đối với một số ngành, hoặc xin visa ngắn hạn (TR) để đi làm lấy thêm kinh nghiệm sau khi học xong. Ngoài ra, còn một “cửa” khác là các em có thể mở doanh nghiệp tư nhân để hoạt động rồi sau đó sẽ xin PR theo dạng doanh nhân”.

Tuy nhiên những trường hợp xin được PR theo tư vấn của ông Huy là khá hiếm hoi và nhìn chung, “cánh cửa” PR dường như chỉ còn lại một khe cực nhỏ.

Hoàn cảnh đáng buồn và sự nghịch lý 

Có một nghịch lý là người Việt vẫn muốn đưa con em họ sang Úc du học bất chấp tình hình có nhiều khó khăn như hiện nay.

Nhiều phụ huynh ở Việt Nam đã, đang hoặc sắp gởi con em mình sang Úc du học đều “choáng váng” trước sự tăng giá của đồng đôla Úc kể từ cuối năm 2009.

Nếu như ở giai đoạn suy thoái kinh tế vào thời điểm đầu năm 2009, 1 đôla Úc đổi được 11 ngàn đồng Việt Nam thì vào thời điểm hiện nay, tháng 6.2011, 1 đôla Úc đổi được 22 ngàn đồng Việt Nam.

Đó cũng là nỗi lo âu của nhiều cha mẹ Việt Nam có con du học tự túc ở Úc hiện nay.

Hồi đầu năm 2010, ông Lê Chính, giảng viên một trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh và có con em du học tự túc ở Úc, vẫn còn tỏ ra khá bình thản về vấn đề tài chính – kể cả khi đô la Úc tăng giá – vì gia đình ông đã chuẩn bị sẵn tinh thần. Thế nhưng cho đến nay thì cả hai ông bà đều bày tỏ sự lo lắng không yên. “Nếu đôla tiếp tục lên giá trong khi đồng Việt Nam tiếp tục mất giá như tình hình hiện nay, chúng tôi chưa biết phải đối phó ra sao”.

Anh chị Phong và Huyền, người có con vừa sang Melbourne hồi đầu tháng 4/2011 học ngành Kinh doanh tại trường RMIT, cho hay theo tính toán trước đây, với mức học phí là 20.000 đôla Úc/năm, anh chị phải chi khoảng 300 triệu đồng tiền học phí/năm. Tuy nhiên, với mức đôla Úc cao giá hiện nay, anh chị phải chi tới khoảng 450 triệu đồng/năm cho con.

Nói theo lời bà Thu Hằng, một phụ huynh có con trai đang học tại Đại học La Trobe (Melbourne), thì cha mẹ ở Việt Nam hiện chỉ kiếm được “bạc lẻ” trong khi phải chi cho con du học bằng “bạc chẵn”.

Giá sinh hoạt ở Úc leo thang

Nỗi éo le ở chỗ, trong khi “bạc lẻ” ở Việt Nam ngày càng khó kiếm và lại mất giá thì ở Úc, các du học sinh Việt buộc phải chi tiêu “bạc chẵn” ngày một nhiều hơn, tốn kém hơn.

Trần Hùng, sinh viên du học tại Melbourne, cho biết căn hộ anh cùng với vài người bạn ở chung cách nay 2 năm giá gần 1.000 đôla/tháng thì nay đã lên 1.200 đôla/tháng và “còn có thể tăng nữa”.

Mặc dù giá cả tại Úc không tăng mạnh như giá cả ở Việt Nam nhưng theo Chỉ số Giá tiêu dùng (Price Index) do Văn phòng Thống kê Úc công bố tình hình giá cả ở Úc cũng có một số thay đổi.

Từ tháng 3/2010 tới tháng 3/2011, giá thực phẩm ở Úc tăng 4,3%, rượu và thuốc lá tăng 11,2%, giá nhà tăng 4,8%, giá vận chuyển tăng 4,1%, giáo dục tăng 5,9%…

Trong thời gian này chỉ có một vài mặt hàng là giảm giá chút đỉnh như quần áo và giày dép giảm 1,3%, phương tiện giải trí giảm 1,5%, đồ đạc gia dụng trong nhà và dịch vụ giảm 0,5%…

Khi du học sinh Việt mất “cả chì lẫn chài”

Mặc dù ở Úc ít người thất nghiệp, nhưng đối với đa số du học sinh quốc tế thì việc kiếm được việc làm thêm trong thời gian du học không hề là điều dễ dàng.

Chính vì vậy mà nhiều phụ huynh ở Việt Nam thừa nhận nếu như trước đây nỗi lo hàng đầu của họ là con cái đi học xa nhà sẽ hư hỏng, thì nay “nỗi lo lớn lao” không kém chính là sức ép về tài chính.

Bà Thu Hằng cho biết hiện con trai bà ở Melbourne đang phải “gồng mình” với hai gánh nặng là vừa đi học vừa kiếm tiền. Bà cho hay: “Chỉ sợ cháu không kham nổi sẽ “gẫy” cả hai. Biết là vậy nhưng không thể giúp cháu hơn được”.

Thực tế đã có du học sinh Việt “gẫy cả hai” bởi không vượt qua được những khó khăn ở Úc. Nói cách khác là họ mất “cả chì lẫn chài”.

Anh Lê, một du học sinh tại Úc, là người đã phải nghỉ học giữa chừng vì gia đình không còn khả năng hỗ trợ tài chính.

Cách nay ba năm, từ Việt Nam, Lê lên đường sang Úc để học kế toán. Khi đó cuộc đời là cả một màu hồng đối với anh và gia đình.

Ước mơ du học rất lớn của Lê nhận được sự hỗ trợ hoàn toàn của gia đình anh. Dù gia đình Lê cũng chỉ đủ ăn nhưng viễn cảnh về một tương lai xán lạn khi trở thành tài đã khiến Lê mạnh dạn lên đường dù biết rõ cha mẹ chỉ có thể lo đủ tiền học cho anh vào năm đầu tiên.

Thời gian đầu mọi việc diễn ra tương đối thuận lợi, Lê rất chăm chỉ làm việc, vừa làm bồi bàn ở nhà hàng, vừa bán hàng ở chợ và tự trả được sinh hoạt phí. Nhờ thế cha mẹ Lê không phải gởi tiền từ Việt Nam sang giúp đỡ con mình.

Tuy nhiên vào năm học kế tiếp, vì sức người và thời gian đi làm có hạn, dù xoay sở vất vả và bươn chải với thực tế khó khăn của cuộc sống, Lê vẫn không kiếm đủ tiền trả học phí. Cha mẹ anh phải vay mượn hơn 100 triệu đồng gởi sang cho anh để trả tiền học phí.

Sự việc ngày càng trở nên u tối hơn khi tới học kỳ cuối, Lê thi trượt tới 3 trên tổng số 4 môn học, nguyên do chính vì anh đã phải đi làm thêm quá nhiều nên không đủ thời gian lên lớp và học tập.

Các khoản sinh hoạt phí cộng với số tiền học lại (2000 đôla/môn) trở nên quá nặng nề đối với khả năng của anh và gia đình. Bản thân Lê đã “đầu hàng” không thể lo nổi. Trong khi đó, gia đình anh ở Việt Nam cũng quá “đuối sức”, không còn khả năng nên Lê đành phải bỏ học giữa chừng.

Lê cho hay anh sẽ quay trở lại Việt Nam kiếm tiền với ước vọng một ngày kia quay trở lại Úc để hoàn thành giấc mơ dang dở. Tuy vậy, những người biết chuyện đều cảm thấy ước nguyện này của Lê là khá xa xôi.

Như chúng tôi đã nêu ở đầu bài viết này, có một điều nghịch lý là bất chấp bối cảnh kinh tế xã hội cả Việt Nam lẫn Úc đều có nhiều thay đổi (hầu hết là theo chiều khó khăn hơn trước đây), các bậc cha mẹ và du học sinh đều than phiền về những trở ngại khi du học Úc hôm nay… thế nhưng lượng sinh viên Việt Nam tới Úc du học vẫn không suy giảm.

Chỉ riêng ba tháng đầu năm 2011, tổng cộng 17.651 sinh viên Việt đã đăng ký nhập học tại các đại học trên khắp nước Úc.

Tình trạng nghịch lý này phải được lý giải ra sao và còn kéo dài đến bao giờ?

(Theo Bayvut số ra ngày 9 và 14.6.2011)

http://laodong.com.vn/Lao-dong-cuoi-tuan/Bung-no-du-hoc-Uc-Khi-mieng-banh-nhap-cu-khong-con/2429.bld

Written by doclaibaibao

Tháng Hai 25, 2013 lúc 3:14 sáng

Posted in ĐỂ XEM THÊM

Bình luận về bài viết này