ĐỌC LẠI BÀI BÁO

Just another WordPress.com site

NGUYÊN LÝ TỰ DO*** JOHN STUART MILL 1859

leave a comment »

NGUYÊN LÝ TỰ DO

JOHN STUART MILL 1859

CHƯƠNG BA

CON NGƯỜI CÁ NHÂN NHƯ MỘT THÀNH TỐ CỦA AN SINH

 

 

Trên đây là lý lẽ khiến cho điều khẳng định sau đây trở thành một mệnh lệnh: con người phải được tự do hình thành ý kiến và tự do bày tỏ ý kiến không chút giấu giếm; những hậu quả huỷ hoại đối với trí tuệ và thông qua đó mà huỷ hoại bản chất đạo đức của con người ắt sẽ xNy ra, trừ phi quyền tự do ấy được thừa nhận hay được khẳng định bất chấp sự cấm đoán. Bây giờ ta hãy xét xem phải chăng cũng chính những lý lẽ ấy không hề đòi hỏi rằng, con người phải được tự do hành động theo ý kiến của mình – thực hành những ý kiến ấy trong đời mà không bị cản trở, dù là thể xác hay tinh thần, bởi các đồng loại, trong chừng mực hành động ấy là sự mạo hiểm cho an nguy của chính những đồng loại đó.

Cái điều kiện đưa ra sau cùng hiển nhiên là điều kiện không thể thiếu được. Không một ai dám cho là hành động cũng được tự do như ý kiến. Trái lại, ngay cả ý kiến cũng mất quyền miễn trừ khi mà hoàn cảnh trong đó ý kiến biểu hiện ra bao hàm việc biểu hiện ý kiến rõ ràng nhằm xúi giục cho một hành động xấu xa nào đó. Một ý kiến cho rằng người buôn bán ngũ cốc gây ra sự nghèo đó hay cho rằng cảu cải tư hữu là của ăn cắp, phải được tự do bày tỏ trên sách báo, nhưng hoàn toàn có thể bị trừng phạt khi thể hiện bằng lời diễn thuyết trước đám đông bị kích động đang tụ tập bên ngoài căn nhà của một người buôn bán ngũ cốc, hoặc thể hiện trên áp phích trước đám đông như thế. Bất cứ hành vi nào không có nguyên nhân chính đáng mà gây tổn hại cho người khác thì có thể, và trong những trường hợp nghiêm trọng hơn thì tuyệt đối cần phải bị kiểm soát bởi dư luận không đồng tình, nếu cần thiết thì phải bị mọi người can thiệp tích cực để kiểm soát. N hư vậy, quyền tự do của cá nhân phải bị giới hạn nhiều; anh ta không được phép làm cho mình trở thành người gây phiền nhiễu cho người khác. Thế nhưng nếu anh tự kiềm chế không quấy rầy người khác trong những việc liên quan tới họ, mà chỉ thuần tuý hành độngt heo thiên hướng và suy xét của riêng mình trong những việc liên quan đến bản thân anh ta, chính là những lý lẽ chứng tỏ ý kiến phải được tự do, những lý lẽ ấy cũng chứng minh rằng anh ta phải được phép không bị ngăn cản trong việc thực thi ý kiến của mình với hậu quả tự mình gánh chịu. Loài người không phải là bất khả sai lầm; chân lý của họ phần nhiều chỉ là các chân- lý-một-nửa; sự thống nhất ý kiến, nếu không phải là kết quả của sự so sánh đầy đủ nhất và tự do nhất với các ý kiến đối lập, thì không phải là điều đáng hoan nghênh,  sự

 

đa dạng ý kiến không phải là điều xấu mà là điều tốt, chừng nào mà loài người còn chưa đạt tới khả năng cao hơn hiện tại để nhận ra được tất cả mọi phương diện của chân lý. N hững lý lẽ ấy là nguyên tắc áp dụng cho các kiểu cách hành động của con người cũng giống như là áp dụng cho các ý kiến của họ. Bởi vì loài người là không hoàn hảo cho nên có nhiều ý kiến khác nhau là điều hữu ích. Vì vậy, phải có nhiều thí nghiệm khác nhau về cách sống; lĩnh vực tự do này phải được dành cho các cá tính khác nhau mà không gây tổn hại cho người khác; giá trị của các kiểu cách sống phải được chứng minh trên thực hành, khi một ai đó muốn thử nghiệm. N ói tóm lại, đây là điều đáng hoan nghênh, khi một cá nhân muốn khẳng định bản thân trong những việc không liên can trọng yếu đến người khác. Ở nơi nào lề thói ứng xử không phải là tính cách riêng của con người mà là truyền thống hay thói quen của những người khác, thì ở đó thiếu mất một trong các thành tố rất chủ chốt cho sự tiến bộ cá nhân và xã hội.

Khó khăn lớn nhất trong việc duy trì nguyên lý này không phải nằm trong việc khẳng định phương tiện cho mục tiêu được thừa nhận, mà lại là ở thái độ thờ ơ của con người nói chung, đối với bản thân mục tiêu. N ếu giả sử người ta cảm nhận được rằng sự phát triển tự do của cá nhân là điều tối quan trọng cho an sinh, rằng đó không những là một yếu tố chi phối mội thứ được biểu đạt qua các thuật ngữ văn minh, hướng dẫn, giáo dục, văn hoá, mà bản thân nó còn là bộ phận và điều kiện cần thiết cho mọi thứ ấy, thì sẽ không có nguy cơ là quyền tự do bị đánh giá thấp và việc điều chỉnh ranh giới giữa tự do và kiểm soát xã hội cũng không phải là chuyện quá khó khăn. N hưng điều tệ hại là ở chỗ các kiểu cách suy nghĩ phổ biến rất khó thừa nhận sự tự phát cá nhân như là một thứ có giá nội tại hay xứng đáng được xem xét xác nhận. Cái đa số thoả mãn với phương cách mà họ đang tồn tại (vì chính họ đã tạo ra họ như họ đang tồn tại) không thể nào hiểu nổi, tại sao phương cách ấy lại không đủ tốt cho mọi người. Hơn thế nữa, tính tự phát không phù hợp được vào chỗ nào trong lý tưởng của đa số các nhà cải cách xã hội và đạo đức, mà còn bị nhìn với con mắt tị hiềm như một thứ gây rối hay có thể là một cản trở mang tính nổi loạn đối với việc tiếp thu chung những gì mà cac nhà cải cách cho là tốt nhất đối với nhân loại theo như suy  xét

của họ. Không mấy người ở ngoài nước Đức hiểu được thấu đáo ý nghĩa học thuyết của Wihelm von Humboldt32, một người xuất chúng cả về phương diện nhà bác học (savant) lần nhà chính trị, đã viết một chuyên khảo có đoạn nói rằng “mục tiêu của  con người, hay là cái được tuyên cáo bởi mệnh lệnh vĩnh hằng bất biến của lý trí chứ không phải bởi các ham muốn mơ hồ và nhất thời, là sựphát triển cao nhất và hài   hoà

 

32 Wilhemlm von Humboldt (1767-1835): học giả người Đức,

 

nhất của năng lực con người hướng tới một toàn thể trọn vẹn và nhất quán”; rằng vì thế cho nên đối tượng mà “mỗi con người phải không ngừng ráng sức hướng tới, đặc biệt là những người muốn ảnh hưởng tới đồng loại luôn phải để mắt tới, chính là tính cá biệt của năng lực và sự phát triển”; rằng vì thế mà có haid diều cần thiết, đó là “sự tự do và tính đa dạng của các tình huống”, rằng liên kết tất cả những điều đó lại làm sinh ra “sự cường tráng cá nhân và tính đa dạng nhiều mặt” tổ hợp lại thành “tính độc đáo” (Wilhelm von Humboldt, The Sphere and Duties of Government).

Tuy nhiên, rất nhiều người không quen được với loại học thuyết như của Wilhelm von Humboldt và có thể lấy làm ngạc nhiên vì sao lại gán cho con người cá nhân một giá trị cao đến thế, một vấn đề họ chắc rằng chỉ có một mức độ nào đó thôi. Không ai nghĩ rằng sự ưu tú trong ứng xử chỉ là chuyện người này bắt chước người kia, ngoài ra tuyệt đối chẳng phải làm gì hết. Không ai muốn khẳng định rằng, người ta không nên đưa bất cứ ấn tượng nào của sự phán xét và tính cách cá nhân vào trong lối sống và cách cư xử riêng tư của mình. Mặt khác, cũng sẽ là ngớ ngNn nếu làm ra vẻ riêng người ta phải sống, cứ như là trước khi họ bước vào thế gian này thì chưa từng  có gì được biết, cứ như là chưa từng có trải nghiệm nào được thực hiện để chứng minh một lối sống này, một cách ứng xử kia là đáng được ưa chuộng hơn cái khác. Không  ai phủ nhận rằng người ta phải được dạy dỗ, để nhận biết và khai thác lợi ích từ những kết quả đã được khẳng định của trải nghiệm con người. Thế nhưng khi đến tuổi trưởng thành, con người sử dụng và diễn giả những trải nghiệm đó theo cách riêng của anh ta và đó là một đặc quyền và một điều kiện thích đáng dành riêng cho con người. Chính anh ta phải tìm ra cho bản thân mình cái phần nào của trải nghiệm đã được ghi nhận là có thể áp dụng thích đáng cho hoàn cảnh và tính cách của riêng anh ta. Các truyền thống và tập quán của người khác, ở một mức độ nhất định, là bằng chứng cho thấy trải nghiệm của họ đã dạy bảo họ điều gì; một bằng chứng đáng tin cậy nên xứng đáng được coi trọng: thế nhưng trước hết trải nghiệm của họ có thể quá hạn hẹp hoặc là họ đã diễn giải nó không đúng. Thứ hai là trải nghiệm có thể được họ diễn giải đúng, nhưng lại không thích hợp cho anh ta. Tập quán được tạo nên cho các hoàn cảnh quen thuộc và cho các tính cách quen thuộc; nhưng hoàn cảnh của anh ta hay tính cách của anh ta lại có thể thuộc loại không quen thuộc. Thứ ba là dù cho tập quán tốt đẹp cả về mặt quen thuộc và thích hợp với anh ta, thế nhưng thích ứng với tập quán chỉ thuần  tuý như với tập quán, thì không giáo dụ và phát triển được cho anh ta cái phNm chất là nhân cách đặc trưng riêng biệt của một con người. N ăng lực của con người trong việc tiếp nhận, phán xét, cảm xúc phân biệt, hoạt động trí tuệ và thậm chí cả sự ưu tiên   về

 

đạo đức đều hoạt động thuần tuý dựa trên sự chọn lựa. N gười nào làm gì cũng dựa theo tập quán thì không chọn lựa. Anh ta không có thực hành về việc cảm nhận được hay vui thích với thứ tốt đẹp nhất. Sức mạnh trí tuệ và đạo đức cũng giống như sức mạnh cơ bắp, chỉ khi được sử dụng mưói làm chúng tốt hơn lên. N ăng lực không được vận dụng hoạt động mà chỉ làm mọi chuyện thuần tuý vì người khác cũng làm thế,  như vậy thì cũng không khác gì việc tin vào điều nào đó bởi vì những người khác tin vào nó. N ếu các căn cứ của một ý kiến không quyết định cho lý lẽ của một cá nhân, thì lý lẽ của anh ta sẽ không tăng cường mà có lẽ lại bị suy yếu đi bởi việc chấp nhận nó. N ếu sự đồng thuận của cảm xúc và tính cách không phải là điều thuyết phục cho hành động (trường hợp không ảnh hưởng tới người khác hay liên can tới quyền hạn của họ), thì cảm xúc và tính cách sẽ bị trì trệ và đần độn đi thay vì phải đầy năng động và nhạy bén.

N gười nào để cho thế giới, hay một bộ phận của thế giới, chọn lựa kế hoạch sống cho anh ta, thì người đó không cần có năng lực nào khác hơn năng lực bắt chước của giống khỉ. N gười nào chọn lựa kế hoạch cho bản thân thì phải sử dụng mọi năng lực của mình. Anh ta phải sử dụng sự quan sát để nhìn rõ, suy ngẫm và xét đoán để dự tính trước, hoạt động tích cực để thu thập dữ liệu cho quyết định, nhận rõ điều khác nhau để quyết đoán, và khi đã quyết tâm rồi thì kiên định và điềm tĩnh thực thi quyết định của mình. Tất cả những phNm chất này anh ta cần có và vận dụng chúng tương xứng với tầm cỡ của phần hành vi mà anh ta xác định theo xét đoán và cảm nhận của bản thân. Cũng có thể là anh ta được dẫn dắt theo con đường tốt, tránh được con  đường có hại mà không cần đến những phNm chất ấy. Thế nhưng giá trị so sánh của anh ta như một con người là cái gì? Đêìu thực sự quan trọng không phải chỉ là con người làm cái gì mà còn là cung cách họ làm điều đó ra sao. Con người mà sử dụng cuộc sống đúng đắn vào việc toàn thiện và toàn mỹ thì tác phNm được tạo dựng có tầm quan trọng bậc nhất ắt phải chính là bản thân con người. Giả sử rằng có thể có nhà được xây, ngũ cốc được trồng, chiến trận thắng lợi, chính nghĩa vượt qua thử thách và thậm chí nhà thờ vươn cao và lời cầu nguyện vang lên, tất cả bằng máy móc – các  máy tự động có hình dạng con người – thì là một sự thua thiệt lớn nếu để nhận thấy những người máy này mà phải đối bằng ngay cả những con người nam nữ hiện đang sinh sống ở phần thế giới văn minh hơn và hiển nhiên chỉ đơn thuần là giống loài luôn đói khát mà thiên nhiên có thể và sẽ còn tạo ra. Bản chất con người không phải là cái máy được chế tạo ra theo một khuôn mẫu và nhằm làm đúng một công việc định

 

trước, mà nó giống như cái cây cần được lớn lên và phát triển ra mọi phía tuỳ theo khuynh hướng của sức mạnh bên trong nó, cái sức mạnh làm cho nó là một sinh vật.

Có lẽ mọi người đều thừa nhận rằng điều đáng mong muốn là người ta phải sử dụng trí sáng suốt của mình, rằng một sự noi theo tập quán bằng trí tuệ hay thậm chí đôi khi đi chệnh khỏi tập quán bằng trí tuệ còn tốt hơn là tuân theo tập quán một cách mù quáng và máy móc. Ở mức độ nào đó, người ta thừa nhận rằng trí sáng suốt của chúng ta phải là của bản thân chúng ta: nhưng người ta không muốn thừa nhận rằng các ham muốn và xung động của chúng ta cũng phải là của riêng chúng ta một cách tương tự; và người ta cũng khó thừa nhận rằng việc có các xung động của riêng chúng ta với bất cứ cường độ nào, dù sao cũng không phải là mối hiểm nguy và cạm bẫy. Hơn nữa, các ham muốn và xung động cũng là một bộ phận của con người hoàn hảo, giống như là niềm tin và sự kiểm chế: các xung động mạnh chỉ nguy hiểm khi không được cân bằng một cách đúng đắn, khi một hệ thống các mục tiêu và khuynh hướng được phát triển mạnh mẽ trong lúc những cái khác – những cái chung sống cùng với chúng – lại yếu ớt và không hoạt động. Không có mối liên quan tự nhiên giữa xung động mạnh và lương tâm yếu. Mối liên quan tự nhiên là ở phương tiện khác. N ói rằng ham muốn và cảm xúc của một người là mạnh hơn và đa dạng hơn của người khác,  chỉ đơn thuần có nghĩa rằng người đó có nhiều hơn vật liệu thô của bản chất con người, do vậy mà có khả năng làm nhiều điều ác hơn nhưng chắc chắn cũng có khả năng làm nhiều điều thiện hơn. Xung động mạnh còn có tên gọi khác là năng lượng.    N ăng lượng có thể sử dụng làm điều ác; nhưng điều thiện nhiều hơn cũng luôn luôn được tạo nên bởi một bản thể nhiều năng lượng, chứ không phải một bản thể lười nhác và vô cảm. N hững người có xúc cảm tự nhiên nhất, luôn luôn là người có thể vun trồng các cảm xúc trở thành mạnh mẽ nhất. N hững mẫn cảm như thế – những mẫn cảm làm cho các xung động cá nhân trở nên sinh động và mạnh mẽ – cũng là nguồn gốc phát sinh ra lòng yêu đạo đức nồng nhiệt và tính tự kiềm chế nghiêm khắc. Chính là thông qua việc vun trồng những điều đó mà xã hội vừa làm nghĩa vụ của mình và vừa bảo hộ lợi ích cho mình: không khước từ vật liệu tạo nên các anh hùng, bởi vì xã hội đâu có biết cách thức tạo anh hùng ra sao. Một người có những ham muốn và  xung động riêng biệt của mình – những cái biểu hiện cho bản chất riêng của anh ta, được phát triển và biến đổi bởi văn hoá riêng của anh ta – thì được gọi là người có cá tính. Một người không có ham muốn và xung động của riêng mình thì không có cá tính, không hơn gì chuyện một cái máy hơi nước có cá tính. N ếu thêm vào cá tính riêng ấy, những xung động cảu anh ta lại còn mạnh mẽ và được điều khiển bổimtọ ý

 

chí mạnh mẽ thì anh ta có cá tính đầy sức mạnh. Bất cứ ai nghĩ rằng, cá tính của các ham muốn và xung động không nên được khuyến khích cho bộc lộ ra, hẳn là người ấy phải cho rằng xã hội không cần có các bản thể mạnh mẽ – xã hội không tốt hơn vì có nhiều người giàu cá tính – rằng năng lượng trung bình của xãh ội ửo mức cao không phải là điều được mong muốn.

Trong một số trạng thái sơ khai của xã hội, những sức mạnh ấy có thể, và đã từng vượt quá năng lực kiểm soát và đưa chúng vào kỷ luật mà xã hội đang có. Đã từng có thời kỳ dưa thừa yếu tốt tự phát và cá tính, và nguyên tắc xã hội đã phải đấu tranh chật vật với chúng. Khó khăn của thời đó là làm sao thuyết phục được những con người có thể xác và tinh thần mạnh mẽ tuân phục theo mọi luật lệ cần thiết để kiểm soát các xung động của họ. Để vượt qua khó khăn ấy mà luật pháp và kỷ luật được đưa ra, giống như các Giáo hoàng đấu tranh chống lại các Hoàng đế, luật pháp và kỷ luật ấy khẳng định một quyền lực đối với toàn thể con người, đòi kiểm soát toàn bộ đời sống của con người để kiểm soát cá tính của con người – thứ mà xã hội không tìm ra được phương tiện nào khác để ràng buộc. Tuy nhiên, ngày nay xã hội đã thực   sự có được cá tính tốt hơn; nguy cơ đe doạ bản chất con người không phải là sự dư thừa mà là sự thiếu thốn các xung động và thiên hướng cá nhân. Mọi chuyện đã thay đổi rất nhiều, kể từ khi các đam mê của những người có vị thế mạnh hay tài sản lớn, luôn ở tình trạng thường xuyên nổi loạn chống lại luật pháp và mệnh lệnh, đòi được tháo bỏ hết xiêng xích để cho con người được hưởng đôi chút an toàn trong phạm vi cá nhân. Ở thời đại chúng ta, từ giai tầng cao nhất cho đến thấp nhất của xã hội, người nào cũng sống tựa như là ở dưới con mắt kiểm duyệt đầy thù địch và đáng sợ. Không phải chỉ là những gì liên can đến người khác, mà ngay cả những gfi chỉ liên quan đến riêng họ; một cá nhân hay một gia đình không tự hỏi mình – tôi ưa thích cái gì? hoặc cái gì có thể là cái thích hợp cho tính cách và thiên hướng của tôi? hoặc cái gì có thể cho phép tôi phát triển và vun đắp cao lên thành những cái tốt đẹp nhất và cao cả nhất trong tôi một cách thật công bằng? Họ lại tự hỏi mình, cái gì là thích hợp với địa vị  của tôi? hoặc không biết là những người có hoàn cảnh tiền bạc và vị thế như tôi  thường hay làm những gì? hoặc (tệ hơn nữa) không biết những người có hoàn cảnh tiền bạc và vị thế hơn tôi thường hay làm những gì? Tôi không có ý nói rằng họ ưu tiên chọn những thứ theo tập quán hơn là những thứ thích hợp với thiên hướng của họ. Họ chẳng có được thiên hướng nào cả, ngoại trừ việc làm theo tập quán. N hư thế là bản thân trí tuệ bị khuất phục trước cái ách: ngay cả cái chuyện người ta làm để vui thú thì việc rập khuôn theo cũng là cái đầu tiên được nghĩ tới. Họ ưa thích ở trong đám

 

đông; họ thực hiện việc chọn lựa chỉ trong phạm vi những thứ mọi người hay làm: sở thích thưởng thức độc đáo, hành vi khác thường đều là những thứ phải tránh xa như  tội lỗi. Bởi cứ không chịu đi theo bản tính của riêng mình mà họ chẳng có được bản tính để đi theo. Các năng khiếu con người của họ bị khô héo tàn lụi đi. Họ trở nên thiếu những khoát vọng mạnh mẽ hoặc các niềm vui tự nhiên. và thông thường học có có ý kiến hay cảm xúc có bản sắc hay thực sự của riêng mình. Bây giờ thì cái đó là điều kiện đáng mong muốn hay không đáng mong muốn cho bản tính con người?

Trong lý thuyết của Calvin thì đó là điều đáng mong muốn. Theo lý thuyết này thì sự phạm tội lớn nhất của con người là ý chí tự tại. Tất cả điều thịn mà con người có khả năng làm chỉ là sự tuân phục. Bạn không có sự lựa chọn; bạn buộc phải làm, không thể nào khác được: “những gì không phải nghĩa vụ đều là tội lỗi”. Bản tính con người căn bản là đồi bại, không thể cứu chuộc được cho một ai chừng nào bản tính con người chưa bị giết chết đi trong bản thân người đó. Đối với người nào tuân theo học thuyết ấy về cuộc sống thì diệt trừ các năng khiếu, các khả năng và sự nhạy cảm của con người không phải là điều ác, con người không cần có khả năng gì hơn là quy phục ý chí của Thượng đế. N ếu anh ta sử dụng một năng khiếu nào của mình cho bất cứ mục đích nào khác, mà không phải nhằm làm cho ý chí được giả định là của thượng đế ấy được hiệu quả hơn, thì thà như anh ta không năng khiếu ấy lại tốt hơn. Đó là lý thuyết của chủ nghĩa Calvin. N ó được duy trì ở hình thức chừng mực hơn bởi những người không tự coi mình là người theo chủ nghĩa Calvin. Sự chừng mực bao gồm việc diễn giải ít khổ hạnh hơn đối với cái ý chí được gán cho của Thượng đế; họ khẳng định ý chí của Thượng đế là loài người phải thoả mãn một số thiên hướng nào đó của mình, tất nhiên không phải theo cung cách người ta tự thấy ưa thích mà theo cung cách tuân phục, tức là theo cung cách mà giới quyền uy quy định cho họ, vì vậy mà điều kiện cần thiết là cung cách ấy phải như nhau cho mọi người.

Dưới hình thức âm ỉ như thế, hiện tại vẫn có một xu hướng mạnh mẽ theo lý thuyết thiển cận ấy trong đời sống, bảo trợ cho kiểu kìm kẹp và giam hãm tính cách con người. Chắc chắn có nhiều người thành thật nghĩ rằng con người bị gò bó còi cọc như thế là do Tạo hoá đã dự kiến tạo ra họ như vậy; cũng có nhiều người cứ tưởng rằng cái cây khi bị cắt ngọn cho xoè tán hay bị cắt xen cho thành hình các con vật thì sẽ đẹp hơn là để nó như tự nhiên. Thế nhưng, nếu là một bộ phận của tôn giáo tin rằng con người được tạo nên bởi một Thượng đế lòng lành, thì thuận theo lẽ ấy hơn sẽ phải tin tưởng rằng, Thượng đế ấy đã ban cho con người mọi năng khiếu nhân bản để họ vun trồng và bộc lộ chúng ra, chứ không phải để họ nhổ bứt chúng khỏi rễ và huỷ hoại

 

chúng đi; rằng ngài vui mừng với mỗi bước của chúng sinh tiến lại gần hơn với quan niệm ý tưởng được đặt vào trong họ, ngài vui mừng với mỗi sự gia tăng trong khả năng thấu hiểu, hành động hay vui sướng của họ. Có một kiểu mẫu về tính ưu tú của con người khác với kểiu mẫu của Calvin: một quan niệm về nhân bản như một thứ có bản chất được ban tặng cho, nhằm các mục đích khác hơn là đơn thuần tự huỷ hoại. “Tính tự khẳng định của gị giáo” (Pagan self – assertion) là một trong các yếu tố giá

trị nhân bản, cũng như là “tính tự   quên mình của Ki Tô giáo”33. Có một lý tưởng của

Hy Lạp về tự phát triển, mà lý tưởng của Plato và Ki Tô giáo về cai trị tự quản (self – government) hoà trộn với nó, nhưng không thay thế nó. Có lẽ là làm một John Knox thì hơn là làm một Alcibiades, nhưng làm một Pericles thì còn tốt hơn cả hai người  đó; nếu được là một người ở vào thời này thì lại còn hơn cả làm Pericles và không cần có bất cứ điều kiện nào thuộc về John Knox34.

Không phải bằng cách hạ thấp xuống, bắt mọi cá tính trong bản thân con người đều đồng loạt giống nhau, mà bằng cách nuôi dưỡng chúng, khuyến khích chúng trong phạm vi giới hạn bởi lợi ích và quyền năng của người khác, nhờ thế con người mới trở nên một đối tượng cao quý và đẹp đẽ đểe chiêm ngưỡng. Do công việc lao động cùng chia sẻ tính cách của những con người thực hiện công việc, nên cũng bằng một quá trình như thế mà cuộc sống con người trở nên phong phú, đa dạng và sinh động, trở nên giàu có những chất liệu cho các tư tưởng cao cả và các cảm xúc hướng thượng, và thắt chặt hơn nữa các mối liên kết con người cá nhân với chủng tộc bằng cách làm cho chủng tộc tốt đẹp hơn lên vô hạn, xứng đáng với vinh hạnh được thuộc về nó. Tuỳ theo mức độ phát triển cá tính mà mỗi người trở nên có giá trị hơn đối với bản thân, và do vậy mà có khả năng trở thành có giá trị hơn đối với những người khác. Có một sự đầy đủ lớn lao hơn của cuộc sống về bản thân sự tồn tại của nó, và một khi cuộc sống phong phú hơn trong các đơn vị thì sẽ có cuộc sống phong phú hơn trong khối cộng đồng bao gồm các đơn vị ấy. Cũng vẫn không thể lơi lỏng việc duy trì áp lực cần thiết đủ để đề phòng các cá thể mạnh mẽ hơn xâm phạm đến quyền của người khác, nhưng áp lực đề phòng ấy sẽ có được sự đền bù hậu hĩ ngay cả theo quan điểm phát triển con người. Các phương tiện mà cá nhân bị mất, do bị đề phòng để việc thoả mãn thiên

 

 

33 Ghi chú của tác giả: Các Luận văn của Sterling.

34 Alcibiades và Pericles là các nhân vật thời cổ Hy Lạp; Alcibiades được mô tả là có lối sống truỵ lạc và ích kỷ; Pericles là nhân vật được các sử gia ca tụng như một con người đạo đức vững chắc, kiên định trước dư luận hay

thay đổi của đám đông. Ông chính là người đã phát biểu khẳng định nền dân chủ tức là quyền lực thuộc về toàn dân và đã thốt ra câu nói: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”. Cần nhớ rằng khái niệm “toàn dân” và “mọi ngưòi” của Pericles không bao gồm phụ nữ và nô lệ, nhưng dù sao một nguyên lý đã được nêu ra. Xem phần Những cuộc đời song hành tập 1, Plutarch, Cao Việt Dũng và N guyễn Văn Thọ dịch, N XB Tri thức, 2005

 

hướng của anh ta không gây tổn hại cho người khác, chủ yếu lại là những cái cần cho sự phát triển của người khác. N gay cả đối với bản thân, anh ta cũng có được lợi ích tương đương đầy đủ trong việc phát triển tốt hơn cái phần xã hội của bản thể anh ta,  để đổi lại cho việc kiềm chế cái phần vị kỷ. Giữ nghiêm ngặt luật lệ công bằng vì lợi ích của người khác thì sẽ phát triển các cảm xúc và khả năng lấy điều tốt của người khác làm mục tiêu của mình. Thế nhưng bị kiềm chế trong những việc không ảnh hưởng tới điều tốt của người khác, mà chỉ đơn thuần vì người khác không thích, thì chẳng phát triển được cái gì có giá trị cả, ngoại trừ cái sức mạnh của cá tính có khả năng bộc lộ ra trong việc kháng cự lại sự kiềm chế. N ếu sự kiềm chế ấy được chấp thuận, thì nó sẽ làm cho bản chất bị cùn nhụt và đần độn đi. Tạo điều kiện công bằng cho bản tính của mỗi người, thì sẽ tự nhiên là những con người khác nhau phải được phép sống khác nhau. Tuỳ theo mức độ tự do ấy được vận dụng đến đâu trong một  thời đại nào đó mà thời đại ấy được hậu thế đánh giá thế nào. N gay cả nền chuyên chế cũng không gây hại quá lớn, nếu như cá tính vẫn còn tồn tại dưới chế độ ấy. Bất cứ  thứ gì vùi dập cá tính đều là chuyên chế, dù có được gọi tên gì đi nữa, dù nó thuyết giảng là thuận theo ý chí Thượng đế hay tuân theo huấn thị của con người.

N ói rằng cá tính đồng nghĩa với phát triển, rằng chỉ có nuôi dưỡng cá tính mới sản sinh ra, hay có thể sản sinh ra những con người được phát triển tốt, tôi mong được khép lại vấn đề tranh biện: liệu còn có thể nói được cái gì nhiều hơn hay tốt hơn về điều kiện nào đó cho hoạt động của loài người, hơn là những gì đưa con người tới gần hơn nữa với những gì tốt đẹp nhất mà họ có thể vươn tới? hoặc là liệu còn có thể nói được cái gì tệ hai hơn nữa về sự ngăn trở cái tốt, hơn là việc ngăn chặn không cho con người tiến lại gần hơn với điều tốt đẹp? Thế nhưng chắc chắn là những suy xét này không đủ để thuyết phục những ai cần phải thuyết phục nhất; cần phải chứng tỏ thêm rằng những con người được phát triển ấy đem lại ích lợi nào đó cho những người chưa phát triển – chứng tỏ cho những người còn chưa mong muốn có tự do hay chưa có thể có được nó thấy rằng, họ có thể được đền đáp vì đã cho phép người khác được sử  dụng tự do không phải giấu giếm.

Trước nhất tôi muốn nêu ra việc họ có thể học hỏi được điều gì đó từ những người này. Không ai sẽ phủ nhận rằng tính độc đáo là một nhân tố quý giá trong hoạt động con người. Bao giờ cũng cần có được các cá nhân, không những phát hiện ra chân lý mới và chứng minh được là khi nào và cái gì đã một thời từng là chân lý nhưng nay không còn đúng nữa, mà còn bắt đầu những thực hành mới và nêu ra một loạt những thí dụ của hành vi được khai minh nhiều hơn, của sự thưởng thức và cảm

 

nhận cuộc sống một cách tốt hơn. Bất cứ ai cũng không thể phủ nhận điều này, nếu người đó không cho rằng thế giới đã đạt tới sự hoàn hảo về mọi phương diện. N hưng quả thật là không phải bất cứ ai cũng có thể tạo ra được những điều có lợi ấy để đền đáp: chỉ có rất ít người so với toàn bộ nhân loại là có thể tạo ra được sự cải thiện trong thực hành bằng các thử nghiệm của mình, nếu các thử nghiệm ấy được những người khác tiếp thu. Tuy nhiên, số người ít ỏi này là muối của trái đất; không có họ thì cuộc sống của con người có thể trở thành một vũng nước tù. Không phải chỉ là chuyện họ mang lại những gì tốt đẹp mới mẻ trước kia chưa có, mà còn là chuyện họ duy trì cuộc sống này trên những gì tốt lành đang có. N ếu như không có cái gì mới mẻ để làm, lẽ nào trí tuệ con người lại thôi không còn cần thiết nữa hay sao? Lẽ nào đó là lý do tại sao những người làm những điều cũ xưa phải quên đi cái chuyện những điều ấy được làm vì mục đích gì và khiến cho họ giống như súc vật chứ không phải giống như súc vật chứ không phải giống như con người hay sao? Chỉ là ở đây có một xu thế quá lớn trong các tín điều và các nghi lễ tốt đẹp nhất bị tha hoá trở thành máy có cơ giới; nếu không có sự tiếp nối của các cá nhân liên tục tái tạo lại tính độc đáo, ngăn chặn không cho cơ sở của các tín điều và các lễ nghi ấy trở thành một thứ truyền thống đơn thuần, cái thứ chết khô như thế không thể kháng cự lại được một cú sốc nhỏ bé nhất gây ra bởi một cái gì thật sự sống động, và nếu như vậy thì chẳng có lý do gì mà nền văn minh lại không bị tiêu vong mất, giống như ở Đế chế Byzantine vậy. Quả thực những cá nhân thiên tài là một thiểu số nhỏ bé có được họ thì phải chăm lo đất trồng để các thiên tài từ đất ấy lớn lên tươi tốt. Thiên tài chỉ có thể tự do hít thở trong một bầu không khí của tự do. Các cá nhân thiên tài theo định nghĩa (ex vi termini) là những người có cá tính nhiều hơn người khác – vì thế mà họ khó có khả năng hoà hợp bản thân mình một cách êm xuôi với một số ít các khuôn mẫu mà xã hội cung cấp nhằm mục đích tạo thuận lợi cho các thành viên hình thành tính cách riêng của mình. N ếu do tính nhút nhát mà họ chấp thuận để cho bị ép theo một trong các khuôn mẫu ấy và để cho một bộ phận tính cách của họ không phát triển được dưới áp lực này, thì xã hội cũng chẳng nhờ cậy vào các thiên tài của mình mà tốt hơn được bao nhiêu. N ếu các thiên tài có tính cách mạnh mẽ và làm đứtt tung dây xích cột giữ, thì họ sẽ trở thành dấu ấn của xã hội – cái xã hội đã không thành công trong việc quy giản họ thành một thứ đồng loạt tầm thường – dấu ấn gây chú ý với sự cảnh báo trịnh trọng bằng những từ ngữ như “hoang dã”, “thất thường” và những thứ tương tự; giống y như những   lời

 

than vãn rằng con sông N iagara35 lại cứ không chịu chảy êm đềm giữa hai bờ của nó như là các kênh đào ở Hà Lan.

Tôi đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của các thiên tài và sự cần thiết phải cho phép họ được tự do bộc lộ bản thân mình, cả về phương diện tư tưởng lẫn thực hành, trong khi tôi ý thức rõ ràng rằng sẽ không có ai phủ nhận lập trường này trên lý thuyết, nhưng đồng thời tôi cũng biết rằng trên thực tế hầu như bất cứ ai cũng hoàn toàn dửng dưng với chuyện này. N gười ta cứ nghĩ rằng thiên tài là một thứ tốt đẹp nếu nó giúp một ai đó viết được một bài thơ đầy cảm hứng, hay vẽ được một bức tranh. Tuy nhiên, theo ý nghĩa chân chính của từ này, ý nghĩa về tính độc đáo trong tư duy  và hành động, dù không ai bảo đó không phải là cái đáng ngưỡng mộ, nhưng hầu hết mọi người trong thâm tâm đều nghĩ rằng họ chẳng cần đế thứ đó vẫn làm được công việc rất tốt. Bất hạnh thay, điều đó lại không đáng ngạc nhiên vì nó thật quá ư tự nhiên. Tính độc đáo là thứ mà những trí tuệ không độc đáo không thể cảm nhận được công dụng của nó. Họ không thể thấy được nó có ích gì cho họ: tại sao họ phải có nó? N ếu họ có thể thấy được nó có ích gì cho họ, thì cái đó đã không còn là độc đáo nữa. Sự phục vụ đầu tiên, mà tính độc đáo có thể đền đáp cho họ, là mở mắt cho họ thấy: những ai một khi mở to được mắt ra thì có cơ may chính bản thân mình được trở  thành độc đáo. Trong khi chờ đợi, nếu họ tĩnh tâm nhớ lại rằng, không có gì được làm ra mà lại không có ai đó là người đầu tiên làm cái đó, rằng mọi thứ tốt đẹp tồn tại hiện nay đều là kết quả của tính độc đáo, thì họ hãy đủ khiêm tốn để tin rằng vẫn còn nhiều việc phải làm, và họ hãy tự thuyết phục mình rằng, họ càng ít tự ý thức được sự thiếu thốn tính độc đáo bao nhiêu, họ lại càng cần nhiều đến tính độc đáo bấy nhiêu.

Sự thật là dù có ca tụng đến mấy tính ưu viêt trí tuệ, tính ưu việt có thật hay giả định, xu thế chung trên khắp thế gian này là làm cho quyền lực đang lên của loài  người trở thành tầm thường. Trong thời cổ sử, trong thời Trung cổ và, ở mức độ rất không đáng kể, trong suốt thời kỳ quá độ khá dài từ chế độ phong kiến đến thời hiện tại, con người cá nhân là một sức mạnh ở trong bản thân người đó; nếu anh ta có tài năng lớn hay địa vị xã hội cao thì anh ta là một sức mạnh đáng kể. N gày nay, các con người cá nhân bị mất đi trong đám đông. Trong chính trị, việc nói rằng công luận bây giờ thống trị thế giới là điều gần như nhàm chán ai cũng biết. Sức mạnh duy nhất  được tôn vinh là sức mạnh của quần chúng; và của các chính phủ, khi mà chính phủ biến thành cơ quan chiều theo các xu hướng và bản năng của quần chúng. Điều này

 

 

35 N iagara: con sông chảy qua biên giới Canada và Hoa Kỳ, có nhiều ghềnh thác với N iagara lớn nhất thế giới.

 

cũng đúng cả trong các quan hệ đạo đức và xã hội của đời tư, cũng như trong các giao dịch công cộng. N hững người có ý kiến nhân danh công luận không phải bao giờ cũng đều là cùng một loại công chúng: ở Hoa Kỳ, họ là toàn bộ cư dân da trắng; ở nước Anh thì họ chủ yếu là giai cấp trung lưu. N hưng họ luôn luôn là đám đông quần chúng, tức là một thứ tập thể đồng nhất tầm thường. Một điều lạ thường hơn nữa là quần chúng bây giờ không lấy ý kiến từ những người cao cấp của N hà thờ hay N hà nước, từ những người có vẻ bề ngoài của nhà lãnh đạo hay từ sách vở. Tư duy của họ bị nhào nặn bởi những người rất giống với chính họ, thông điệp tới họ hay phát ngôn nhân danh họ thông qua báo chí do sự khích lệ của tình thế,

Tôi không kêu ca gì về tất cả những chuyện này. Tôi không khẳng định rằng theo quy luật chung thì mọi cái tốt đẹp hơn cũng đều tương hợp được với trạng thái thấp kém hiện nay của trí tuệ con người. N hững điều này không ngăn được chính phủ tầm thường thôi không còn là một chính phủ tầm thường. Không có chính phủ nào, theo chế độ dân chủ hay là của tầng lớp quý tộc đông đảo, cả trong hành vi chính trị lẫn trong ý kiến, trong phNm chất và phong thái mà nó nuôi dưỡng, lại có bao giờ vươn lên được khỏi sức tầm thường, ngoại trừ khi nào cái chủ quyền Số đông ấy trong một mức độ nào đó chịu để cho mình được dẫn dắt (trong những thời kỳ hưng vượng nhất họ đều đã làm như thế) theo sự chỉ bảo và ảnh hưởng của Một người hay Một số ít người tài cao học rộng. Sự khởi xướng của một thứ sáng suốt và cao quý đều do và phải do các cá nhân; mà thường lúc khởi đầu là do một cá nhân nào đó. Danh dự và vinh quang của một người trung bình, là ở chỗ anh ta có thể đi theo sáng kiến ấy, là ở chỗ anh ta có thể hưởng ứng nội tâm hướng tới những thứ sáng suốt và cao quý và để cho mình được dẫn dắt tới những cái đó với đôi mắt mở to. Tôi không ủng hội cái kiểu “sùng bái anh hùng”, cổ vũ cho người hùng thiên tài đoạt quyền cai trị thế giới, bắt thế giới phải tuân theo mệnh lệnh của hắn bất kể là mệnh lệnh gì. Tất cả những gì hắn có thể đòi hỏi, ấy là quyền tự do chỉ ra con đường. Cái quyền lực bắt ép người khác đi con đường ấy, không những là mâu thuẫn với quyền tự do và sự phát triển của những người khác, mà còn tha hoá bản thân người hùng đó. Tuy nhiên, rất có thể là một khi các ý kiến của khối đông đúc những người thuần tuý trung bình ở mọi nơi đã trở thành, hay đang trở thành quyền lực thống trị, thì cá tính của những người đứng ở tầm cao tư tưởng lại càng phải cất cao tiếng nói hơn nữa để cân bằng và hiệu chỉnh lại cái xu thế ấy. Đặc bịêt, trong những hoàn cảnh như thế mà các cá nhân xuất chúng, thay  vì bị chế ngự, phải được khuyến khích hoạt động khác biệt với đám đông. Vào những thời buổi khác thì không cần khuyến khích hoạt động khác biệt với đám đông. Vào

 

những thời buổi khác thì không cần khuyến khích như vậy, trừ phi họ không những hoạt động khác hơn mà còn tốt hơn. Ở thời đại này, chỉ thuần tuý một sự khước từ không chịu quỳ gối trước tập quán, bản thân những cái đó đã là một sự phục vụ xã  hội. Bởi vì, sự chuyên chế của dư luận chủ yếu là chê trách sự lập dị, cho nên để phá vỡ sự chuyên chế ấy mà điều đáng mong muốn là người ta phải lập dị. Sự lập dị luôn nở rộ ra khi nào và ở nơi đâu mà sức mạnh của tính cách nở rộ, và nói chung, lượng  đo sự lập di trong xã hội cũng tỷ lệ với lượng thiên tài, sức mạnh tinh thần và sự dũng cảm đạo đức mà xã hội chứa đựng. Vì lẽ bây giờ có quá ít người dám mang tiếng là lập dị, nên đó là nguy cơ chủ yếu của thời này.

Tôi đã nói rằng điều quan trọng là dành một phạm vi tự do nhất có thể có được cho những thứ không là thói quen, để kịp thời có được từ đó những gì thích hợp đặng biến nó thành thói quen. Tuy nhiên, sự độc lập hành động và sự bất chấp các tục lệ là thứ xứng đáng được khích lệ, không phải chỉ là vì có nguy cơ đánh mất đi cái cơ hội mà chúng tạo ra cho những kiểu hành động tốt hơn và cho các tập quán đáng được  tiếp thu phổ quát hơn; cũng không phải là vì chỉ riêng những người có tính ưu việt rõ rệt về trí tuệ mới được quyền đòi sống theo cách riêng của họ. Không có lý do gì để cho rằng mọi người trên thế gian đều được cấu tạo theo một hay vài mẫu hình ít ỏi.     N ếu một người đủ thông minh và trải nghiệm, anh ta sẽ coi là cái kiểu cách riêng tổ chức cuộc sống của anh ta là cái tốt nhất, không phải vì bản thân nó là tốt nhất, mà vì nó là của riêng anh ta. Con người không giống như con cừu; mà ngay những con cừu cũng không phải là giống nhau tới mức không phân biệt được. Một người không thể có cái áo hay đôi giày vừa với anh ta, trừ phi chúng được làm theo kích thước của anh ta, hoặc anh ta phải có cả một nàh kho chứa đầy những thứ đó để chọn: và lẽ nào có cuộc sống thích hợp vừa vặn với anh ta lại dễ dàng hơn có cái áo vừa vặn, hay chẳng lẽ con người lại giống nhau về thể xác và linh hồn nhiều hơn là về hình thể đôi chân? Chỉ riêng việc con người có sự đa dạng về sở thích thưởng thức cũng đã đủ lý lẽ để không nên mưu toan bắt mọi người phải theo một khuôn mẫu.

Thế nhưng những con người khác nhau cũng đòi hỏi các điều kiện khác nhau cho sự phát triển tinh thần của họ; họ không thể nào tồn tại một cách làm lành mạnh trong cùng một thứ đạo đức, giống như mọi thứ cây cỏ khác nhau có thể cùng chung một điều kiện vật lý, khí quyển và khí hậu. Cùng một thứ, đối với người này thì giúp vun đắp bản chất cao cả hơn lên, nhưng đối với người kia lại là thứ cản trở. Cùng một lối sống, đối với người này là phấn khởi lành mạnh, phát huy được mọi khả năng hoạt động và đem lại niềm vui tột độ, trong khi đối với người khác nó lại như một gánh

 

nặng khổ sở, làm ngưng trệ và đè nát tất cả cuộc sống nội tâm. Đó là những khác biệt của con người trong nguồn vui, trong sự cảm ứng với nỗi đau, và đó là tác dụng của các điều kiện khác nhau và vật chất và tinh thần lên con người; cho nên nếu không có sự đa dạng trong các kiểu cách sống của con người, thì con người chẳng những không chia sẻ được hạnh phúc với nhau mà còn không vươn lên được hết tầm vóc trí tuệ, đạo đức và thNm mỹ mà bản chất con người có khả năng đạt tới. Vậy thì tại sao sự khoan dung, xét theo cảm tính của công chúng, lại chỉ mở rộng tới sở thích thưởng thức và các kiểu cách sống là những cái dễ moi ra được sự đồng ý của đám đông các thành viên ủng hộ chúng? Chẳng có ở đâu (ngoại trừ ở một số tu viện) mà sự đa dạng của sở thích thưởng thức lại không được thừa nhận hoàn toàn; một người chẳng thể bị trách mắng vì thích hay không thích chèo thuyền, hút thuốc lá, thường thức âm nhạc, tập điền kinh, chơi cờ vua, chơi bài, học tập nghiên cứu, bởi vì số người thích và số người không thích những cái đó đều quá đông để có thể bị triệt hạ. N hưng một người đàn ông, và một người đàn bà thì lại càng bị nhiều hơn, nếu bị buộc tội là “làm cái chuyện không ai làm cả” hay không chịu “làm cái ai ai cũng làm”, thì sẽ thành đối tượng của sự nhận xét coi thường, cứ như là anh ta hay chị ta phạm lỗi nghiêm trọng về đạo đức. N gười ta cần phải có danh vị hay danh hiệu nào đó về đẳng cấp, hay được xam là người có đẳng cấp, thì mới có thể được hưởng đặc ân nào đó để làm cái họ muốn mà không hại gì đến sự đánh giá họ. Tôi xin nhắc lại: được hưởng đặc ân nào đó, vì rằng nếu ai đó tự cho p hép mình hưởng đặc ân ấy nhiều quá là họ mạo hiểm phải chịu điều gì đó tệ h ại hơn những lời nói xấu suông – họ có nguy cơ bị điều tra bởi một uỷ ban thNm tra khả năng tinh thần lành mạnh (commision de lunatico) và bị tước đoạt tài sản

đem giao cho những người thân thích36.

 

 

36 Ghi chú của tác giả: Một cái gì đó vừa tệ hại vừa kinh khùng trong loại chứng cứ của những năm gần đây, cho thấy bất cứ người nào cũng có thể bị kết tội theo pháp luật với tội danh tuyên cáo là không thích hợp để điều hành công việc của mình; sau khi người ấy chết, việc xử lý tài sản của anh ta có thể bị phong toả, nếu đủ để trang trải cho án phí được tính vào bản thân tài sản. Mọi chi tiết đời sống hằng ngày của anh ta bị tò mò lục vấn, và bất cứ cái gì được tìm thấy đều bị xem xét thông qua trung gian các năng lực cảm nhận và diễn ta của những kẻ ti tiện nhất trong các thứ ti tiện; nếu cái được tìm thấy đó có dáng vẻ không giống tuyệt đối với thói thường, nó sẽ bị đưa ra trước toà án như bằng chứng của sự không lành mạnh, và việc này thường hay thành công. Các thành viên hội thNm cũng thô thiển và ngu xuNn hoặc là ít hơn đội chút hoặc hoặc cũng chẳng khác chút nào với những kẻ làm chứng. Trong khi ấy các quan toà với sự thiếu hiểu biết lạ thường về bản chất con người và cuộc sống, là điều mà chúng ta luôn phải ngạc nhiên ở các luật gia Anh, lại thường giúp cho bọn chúng làm sai.          N hững vụ xét xử như vậy nói lên rất rõ ràng trạng thái cảm nhận và quan điểm của đám người thô thiển dung  tục đối với quyền tự do của con người. Trái ngược hẳn với việc khẳng định giá trị nào đó đối với con người cá nhân – trái ngược hẳng với việc tôn trọng quyền của cá nhân trong những việc vô hại nhưng là tốt đẹp theo suy xét và thiên hướng cau anh ta, các chánh án và thNm phán thậm chí đã không hình dung nổi rằng con người lành mạnh có thể mong muốn một sự tự do như vậy. Thời xưa, khi xem xét việc thiêu sống những kẻ vô thần, những người nhân từ thường đề nghị đưa họ vào nhà thương điên thay cho việc hành hình: chẳng có gì đáng ngạc nhiên nếu như thời bây giờ chúng ta được thấy việc làm này và thấy những người làm việc đó tự tán thưởng mình bởi đáng lẽ phải hành hình những kẻ bất hạnh ấy vì tôn giáo thì họ lại đối xử theo một kiểu cách nhân từ và đầy tinh

 

Có một đặc trưng trong xu hướng hiện tại của công luận, trù tính đặc biệt cho nó không khoan dung với mọi dấu hiệu biểu lộ của cá tính. Con người trung bình về mọi mặt không những có trí tuệ thường thường bậc trung mà cả các thiên hướng của họ cũng như vậy: họ khong có sở thích hay nguyện vọng đủ mạnh để hướng họ làm cái gì đó dị thường. Vì vậy mà họ không hiểu nổi những người có những cái đó, nên họ xếp tất cả những người như thế vào loại hoang dã và thiếu chừng mực, họ ưa nhìn những người ấy bằng cặp mắt coi thường. N gày nay, với tình trạng đang là phổ biến đó, chúng ta buộc phải giả thiết rằng, có một phong trào mạnh mẽ đang được khởi xướng nhằm mục tiêu cỉa thiện đạo đức, và ai cũng thấy rõ chúng ta phải chờ đợi điều gì. Vào những ngày này một phong trào như thế đã bắt đầu, nó có tác động thực sự đến việc tăng cường tính chuNn tắc trong hành vi, không khuyến khích thái độ quá đáng. Có một tinh thần thương yêu người lan truyền rộng rãi, và để vận dụng tinh thần ấy thì không có lĩnh vực nào đáng hoan nghênh hơn là việc cải thiện đạo đức và trí khôn ngoan cho các đồng loại của chúng ta. N hững xu thế nhất thời nàykhiến công chúng càng thêm ưa thích khuyến cáo các luật lệ cư xử chung, và càng ra sức bắt mọi người theo một chuNn mực được phê chuNn, xu hướng này mạnh mẽ hơn các thời kỳ trước đây. Và cái chuNn mực ấy, công khai hay ngấm ngầm, là đừng ham thích cái gì mạnh mẽ. Cái tính cách lý tưởng của nó là không có cá tính mang dấu ấn đặc biệt nào hết, bó chặt cho chết đi, giống như bàn chân của phụ nữ Trung Hoa, bất cứ bộ phận nào của bản chất con người lộ ra xuất chúng và làm cho cá nhân có dấu ấn khác biệt với hình thù tầm thường của nhân chủng.

Cũng giống như chuyện thường gặp với các lý tưởng bị loại đi mất một nửa phần mong muốn, cái chuNn mực khen chê hiện nay chỉ sản sinh ra được sự bắt chước thấp kém hơn theo cái nửa còn lại kia. Thay vì các năng lượng lớn được hướng dẫn  bởi các lý lẽ vững chắc và các cảm xúc mạnh mẽ được kiểm soát bởi một ý chí đầy lương tâm trách nhiệm, kểt quả của nó lại là các cảm xúc yếu ớt và các năng lượng  yếu ớt, vì vậy chúng có thể bị bắt phục tùng theo phép tắc mà không cần phải dùng  sức mạnh nào của cả lý lẽ lẫn ý chí. Các tính cách năng nổ ở bất cứ tầm cỡ lớn nào  đều cũng đang trở thành đơn thuần mang tính truyền thống. Ở đất nước này bây giờ khó mà có được lối mở nào cho năng lượng phát ra, ngoại trừ việc làm ăn của doanh nghiệp. N ăng lượng dùng cho lĩnh vực này còn có thể xem là đáng kể. N ăng lượng ít ỏi còn lại được dùng cho hoạt động theo sở thích; nó cũng có thể là hữu ích, hay  thậm

 

thần Ki Tô giáo đến đến thế đối với chúng, trong lòng hắn vẫn còn thầm thoả mãn là những kẻ bị xét xử ấy đáng tội cả.

 

chí mang tính thương người, nhưng lại luôn luôn chỉ là những việc nhỏ nhoi thiếu tầm cỡ. Các vĩ đại của nước Anh bây giờ chỉ toàn là tập thể; chúng ta nhỏ bé về phương diện cá nhân, nên có vẻ như chỉ có khả năng làm việc lớn bởi thói quen phối hợp với nhau, và các hiền nhân quân tử giàu đạo đức và tín ngưỡng của chúng ta hoàn toàn bằng lòng với tình trạng này của đạo đức và tôn giáo. Thế nhưng chính  là những người mang dấu ấn khác với dấu ấn này đã từng làm cho nước Anh được như trước đây, và sẽ còn cần đến những người mang dấu ấn khác biệt để ngăn chặn sự suy thoái của nước Anh.

Tính chuyên chế của tập quán ở mọi nơi là chướng ngại thường trực cản trở  con người tiến lên phía trước, luôn không ngừng đối kháng với xu thế hướng tới cái gì đó tốt đẹp hơn thói thường, cái xu thế mà tuỳ theo tình hình vẫn được gọi là tinh thần tự do, tinh thần tiến bộ hay tinh thần cầu tiến. Tinh thần cầu tiến không phải lúc nào cũng là tinh thần tự do vì lẽ nó có thể nhằm ép buộc sự cải tiến đối với những người không mong muốn cải tiến; và trong phạm vi kháng cự lại mưu toan này, tinh thần tự do có thể liên minh có giới hạn và tạm thời với những người đối lập lại sự cải tiến; thế nhưng ngọn nguồn thường trực và không bao giờ cạn của sự cải tiến chính là sự tự do, bởi vì nhờ nó mà nó được các con người cá nhân như là các trung tâm độc lập có thể có được của sự cải tiến. Tuy nhiên, nguyên lý tiến bộ trong bất cứ phương diện nào,  dù là lòng yêu tự do hay cầu tiến, cũng đều đối kháng lại sự kiểm soát của Tập quán, ít nhất thì cũng muốn thoát khỏi cái ách đó. Cuộc đấu tranh giữa hai thế lực này tạo nên sự quan tâm hấp dẫn chính của lịch sử nhân loại. N ói đúng ra thì phần lớn của thế giới này đã không còn có lịch sử, bởi vì nền chuyên chế của Tập quán đã hoàn tất triệt để. Đó là trường hợp của toàn thể phương Đông. Ở đó, Tập quán là tiếng nói quyết định cuối cùng. Công lý và quyền năng có nghĩa là sự uốn theo tập quán; không ai dám có  ý nghĩ chống lại lý lẽ của tập quán, ngoại trừ bạo chúa nào  đó quá bốc đồng với  quyền lực. Và chúng ta nhìn thấy kết quả. Các dân tộc ấy hẳn là đã từng có tính độc đáo; không phải ngay xuất phát từ đầu họ đã có được dân cư đông đúc, có chữ viết, tinht hông nhiều môn nghệ thuật; họ đã tạo nên tất cả những thứ đó và vào thời đó họ đã là những dân tộc vĩ đại nhất, hùng mạnh nhất của thế giới. Còn bây giờ thì họ là gì? Là thần dân hay dân bảo hộ của bọn người mà tổ tiên xưa của chúng còn lang thang trong rừng rậm, trong lúc tổ tiên của họ đã có các lâu đài nguy nga và đền chùa tráng lệ, nhưng lại để cho tập quán được vận dụng trên một thứ quy tắc cách biệt hẳn với tự do và tiến bộ.

 

Có vẻ như là một dân chúng có thể tiến bộ trong một khoảng thời gian rồi ngừng lại: khi nào thì nó ngừng lại? Khi nó thôi không còn có được cá tính. N ếu một sự đổi thay tương tự phải xảy ra với các dân tộc châu Âu thì nó sẽ không có hình thù giống hệt như thế: tính chuyên chế của tập quán đe doạ các dân tộc này không phải là thứ hoàn toàn tĩnh tại bất biến. N ó phế bỏ sự dị thường, nhưng nó không loại trừ sự biến đổi với điều kiện tất cả biến đổi cùng nhau. Chúng ta đã quẳng đi những kiểu trang phục của tổ tiên chúng ta; mỗi người vẫn phải ăn vận giống những người khác, nhưng kiểu thời trang mỗi năm có thể thay đổi một đôi lần. N hư vậy, chúng ta chăm lo sao cho nếu có thay đổi thì phải vì mục đích thay đổi, chứ không phải vì ý tưởng về  cái đẹp hay sự tiện lợi; vì rằng ý tưởng về cái đẹp hay sự tiện lợi ấy không nảy ra  trong óc tất cả mọi người vào cùng một lúc này và cũng không đồng thời bị tất cả mọi người quẳng đi cùng vào một lúc khác. N hưng chúng ta vừa tiến bộ lại vừa thay đổi: chúng ta liên tục tạo ra các phát minh cơ giới mới và duy trì chúng cho tới khi chúng bị thay thế bởi những cái tốt hơn; chúng ta hăng hái hoàn thiện trong chính trị, trong giáo dục và thậm chí cả trong đạo đức nữa, dù rằng trong lĩnh vực đạo đức, ý tưởng về hoàn thiện của chúng ta chủ yếu là thuyết phục hay ép buộc người khác phải tốt như chúng ta. Không phải chúng ta kiêu ngạo cho rằng chúng ta là những người tiến bộ nhất từ trước tới nay. Chính là chúng ta đang đấu tranh chống lại cá tính: chúng ta nên suy ngẫm, nếu giả sử chúng ta biến bản thân chúng ta thành tất cả những người cùng giống hệt nhau thì ắt chúng ta phải rất sửng sốt; chúng ta đang quên rằng, sự khác nhau giữa người này và người kia gây chú ý cho bản thân mỗi người về tính không hoàn hảo của mẫu người của mình, về tính ưu tú hơn của người kia hay của khả năng tổ hợp ưu điểm của cả hai để tạo thành cái gì đó tốt đẹp hơn ưu điểm của mỗi người. Chúng ta có được thí dụ cảnh báo của Trung Hoa – một dân tộc có nhiều tài năng, về nhiều mặt thậm chí là minh triết, có được vận may hiếm thấy là vào thời kỳ sơ khai đã có một tập hợp tập quán cực kỳ tốt; tập hợp tập quán ấy là công trình của những người mà ở mức độ nào đó ngay cả những người châu Âu được khai minh nhất, trong những giới hạn nhất định, cũng phải đồng ý tặng cho danh hiệu hiền minh và triết nhân.         N hững người này cũng rất xuất sắc trong việc tổ chức bộ máy ưu tú, khiến cho sự minh triết mà họ sở hữu, ghi sâu vào trí óc của mỗi thành viên trong cộng đồng, và đảm bảo cho những người có sự minh triết thích đáng nhất sẽ đoạt được danh vọng và quyền lực. Chắc chắn là những người làm việc này hẳn đã phát hiện ra được bí mật về tính tiến bộ của con người và lẽ ra họ đã phải luôn giữ vị trí đứng đầu trong sự vận động của thế giới. N gược lại, họ đã trở nên tĩnh tại – cứ y như thế trong hàng ngàn

 

năm: và nếu như có lúc nào họ tiến bộ được xa hơn thì lại là nhờ vào những người ngoại quốc. Họ đã thành công vượt xa mọi hy vọng mà các hiền nhân quân tử người Anh đang cố sức đạt tới – tạo ra một dân chúng mà mọi người đều giống như nhau, hướng dẫn tư tưởng và hành vi của mình bằng cùng một thứ châm ngôn và quy tắc; và kết quả quá tình trạng của họ là như thế. Các hệ thống giáo dục và chính trị của Trung Hoa ở dạng có tổ chức cũng chính là cái chế độ hiện đại của công luận [nước Anh] nhưng còn ở dạng vô tổ chức. Trừ phí cá tính sẽ khẳng định được mình chống lại cái ách ấy, nếu không thì châu Âu cũng sẽ tiến tới trở thành một Trung Hoa khác, ngay dù cho nó có lai lịch cao quý và có Ki Tô giáo được rao giảng.

Cái gì là điều cho tới nay vẫn giữ được cho châu Âu thoát khỏi số phận đó? Điều gì đã làm cho gia đình các dân tộc châu Âu thành những thực thể luôn cải tiến, chứ không phải thực thể tĩnh tại của nhân loại? Trong họ chẳng có gì là tính ưu tú siêu việt cả, cái gì ưu tú có được thì là hiệu quả chứ không phải nguyên nhân; trong họ chỉ có sự đa dạng nổi bật của tính cách và văn hoá. Các cá nhân, các giai cấp, các dân tộc đều rất khác biệt với nhau; họ bị ném ra vô số những nẻo đường khác nhau, mỗi nẻo đường dẫn đến mọt cái gì đó có giá trị; mắc dù trong mỗi thời kỳ những người đi theo những nẻo đường khác nhau đã tỏ ra không được khoan dung với nhau, mỗi nhóm có thể nghĩ rằng sẽ là hay nhất nếu tất cả các nhóm người káhc có thể cũng bị buộc phải đi nẻo đường của họ, các mưu toan ngăn cản nhau phát triển hiếm khi có kết quả bền vững và mỗi nhóm đều kịp có đủ thời giand dể nhận được cái tốt mà những nhóm  khác đem lại cho mình. Theo suy xét của tôi thì châu Âu phải chịu ơn tính đa dạng ấy của các nẻo đường để có được sự tiến bộ và sự phát triển đa diện. Tuy nhiên, nó đã bắt đầu sở hữu ưu việt ấy ở mức độ kém hơn khá nhiều. N ó đang vững chắc tiến bước tới lý tưởng Trung Hoa làm cho mọi người đều giống nhau. Trong công trình mới đây.

N gài de Tocqueville37 đã nhận xét rằng những người Pháp ngày nay giống nhau nhêìu

hơn so với ngay cả thế hệ liền kề trước đó. Cũng có thể nhận xét như thế về người  Anh ở mức độ còn lớn hơn nữa.

Tôi đã đưa trích đoạn của Wilhelm von Humboldt, trong đó ông vạch ra haid diều như những điều kiện cần thiết cho sự phát triển con người, bởi vì cần để cho con người được khác nhau; hai điều kiện ấy là sự tự do và sự đa dạng của các tình huống. Cái điều kiện thứ hai trong hai điều kiện ấy ở đất nước này mỗi lúc một ít đi. Các hoàn

 

 

37 Alexis Tocqueville (1805-1859), nhà nghiên cứu chính trị người Pháp, nỏi tiếng với tác phNm Nền dân trị Mỹ (Democracy in America, 1835-40) phân tích căn kẽ hệ thống chính trị xã hội của Hợp Chủng Quốc đầu thế kỷ XIX.

 

cảnh xung quanh các giai cấp và cá nhân khác nhau tạo nên hình thù các cá tính, cứ mỗi ngày lại càng thêm giống nhau. Trước kia các đẳng cấp khác nhau, các láng giềng khác nhau, công việc buôn bán và nghề nghiệp khác nhau, đã sống trong những hoàn cảnh có thể gọi là các thế giới khác nhau; ngày nay các hoàn cảnh đều giống nhau ở mức độ rất lớn. N ói một cách tương đối thì bây giờ họ đọc cùng một thứ, nghe cùng một thứ, xem cùng một thứ, đi đến cùng một chỗ, có niềm hy vọng và nỗi e ngại hướng tới cùng một đối tượng, có chung quyền năng và sự tự do như nhau và chung môt thứ phương tiện để khẳng định mình. Sự khác biệt do địa vị tuy rất lớn, nhưng sẽ biến mất đối với những người thôi không còn giữ địa vị. Còn sự giống nhau vẫn còn tiếp diễn. Mọi sự biến đổi chính trị của thời đại thúc đNy sự giống nhau vì những biến đổi ấy đều hướng tới nâng đỡ những người lớp dưới vươn lên và kéo các tầng lớp cao xuống thấp. Mỗi sự mở rộng giáo dục đều thúc đNy sự giống nhau, bởi vì sự giáo dục đưa mọi người tới cùng một ảnh hưởng chung và cho họ tiếp cận được với cái kho tàng chung của các sự kiện và tình cảm. Sự cải tiến các phương tiện liên lạc thúc đNy sự giống nhau bằng cách đưa các cư dân ở xa cách nhau lại gần với các tiếp xúc cá nhân và duy trì một dòng chảy các biến đổi nơi cư ngụ từ chỗ này qua chỗ khác. Sự gia tăng thương mại và sản xuất thúc đNy sự giống nhau bằng cách khuếch tán rộng rãi hơn các lợi thế của các hoàn cảnh dễ dàng và mở ra mọi đối tượng cho tham vọng, kể cả tham vọng cao nhất, để cùng tranh đua chung, nhờ vậy cho nên niềm vui thăng tiến không còn là đặc tính của một giai cấp đặc biệt mà là của mọi giai cấp. Một tác nhân mạnh mẽ hơn tất cả các thứ kể trên đem lại sự giống nhau chung của mọi người, ấy là uy lực của công luận đối với N hà nước được xác lập trọn vẹn ở đất nước này cũng như ở các xứ sở tự do khác. Trong chừng mực các tước vị xã hội cao khác nhau, mà các cá nhân có thể dựa vào đó để bất chấp dư luận của đám đông, đang dần dần bị san bằng đi, thì bản thân ý nghĩ kháng cự lại ý chí của công chúng, khi biết rằng bản thân công có một ý chí, cũng dần dần biến mất khỏi đầu óc của các chính trị gia thực dụng. Không còn có sự ủngh ộ xã hội đối với tính không chịu uốn theo – bất cứ lực lượng xãhội đáng kể nào đối lập mình với ưu thế cảu số đông, đuề quan tâm bảo hộ cho các  ý kiến và xu thế thay đổi theo với ý kiến và xu thế của công chúng.

Kết hợp tất cả những cái đó lại, tạo nên sức nặng thật lớn lao của các ảnh  hưởng thù địch đối với Cá tính, không dễ dàng thấy được làm sao nó giữ vững nổi vị trí của mình. Cá tính sẽ phải giữ vị trí của mình với các khó khăn ngày càng trở nên lớn hơn, nếu như bộ phận trí tuệ của công chúng không biến đổi để cảm nhận được giá trị của cá tính – thấy được rằng điều tốt đẹp là phải có sự khác nhau, ngay dù cho nó

 

không nhằm làm cho tốt hơn, ngay dù cho họ có thể tưởng là nó có vẻ như nhằm làm xấu đi. Lúc này là lúc Cá tính phải được khẳng định vì sự đồng nhất hoá còn chưa đủ để hoàn tất việc áp đặt. Chỉ vào những thời gian sơ kỳ thì sự chống cự lại việc xâm hại mới có thể có kết quả. Yêu cầu đòi hỏi mọi-người-khác-phải-giống-như-chúng-ta gia tăng là nhờ vào những gì nuôi dưỡng nó. N ếu sự kháng cự chờ tới lúc cuộc sống quy giản hầu như thành một khuôn mẫu đồng nhất, thì mọi sự lệch ra khỏi khuôn mẫu ấy sẽ bị xem như không kính Chúa, vô đạo đức, thậm chí là quái dị và trái với tự nhiên. Loài người sẽ dễ dàng và nhanh chóng không quan niệm nổi sự đa dạng, một khi họ không quen được thấy sự đa dạng trong một thời gian.

Written by doclaibaibao

Tháng Năm 15, 2019 lúc 3:03 chiều

Posted in Uncategorized

Bình luận về bài viết này