ĐỌC LẠI BÀI BÁO

Just another WordPress.com site

NGUYÊN LÝ TỰ DO*** JOHN STUART MILL 1859

leave a comment »

NGUYÊN LÝ TỰ DO

*** JOHN STUART MILL 1859

NGUYÊN LÝ TỰ DO*** JOHN STUART MILL 1859

CHƯƠNG NĂM – CÁC ỨNG DỤNG

 

Các nguyên lý khẳng định ở trên phải được thừa nhận một cách tổng quát hơn trên cơ sở thảo luận chi tiết, trước khi nỗ lực áp dụng chúng một cách nhất quán với triển vọng thành công nào đó vào mọi lĩnh vực khác nhau của việc cai trị và đạo đức. Các quan sát ít ỏi mà tôi đưa ra trong các vấn đề chi tiết, được phác thảo nhằm minh hoạ cho nguyên lý nhêìu hơn là theo đuổi tới cùng các hậu quả của nó. Tôi đề nghị ở đây một số cá ứng dụng như là mẫu hình; chúng có thể làm sáng tỏ hơn nữa ý nghĩa  và giới hạn của hai châm ngôn cùng nhau hợp thành toàn bộ học thuyết trình bày  trong Luận văn này, hỗ trợ cho việc phán xét giữ cân bằng giữa chúng trong các trường hợp nghi ngờ không biết châm ngôn nào được áp dụng thích hợp trong trường hợp đó.

Các châm ngôn đó là, thứ nhất, cá nhân không phải giải trình trước xã hội về những hành vi trong chừng mực chúng không liên can đến quyền lợi của một ai ngoài bản thân anh ta. N ếu những người khác thấy cần thiết vì lợi ích của mình thì việc khuyên bảo, chỉ dẫn, thuyết phục và né tránh là những biện pháp duy nhất mà xã hội có thể được biện minh để bày tỏ sự không ưa thích hay không tán thành hành vi của anh ta. Thứ hai là, các cá nhân phải chịu trách nhiệm vì các hành vi gây hại cho quyền lợi của những người khác và có thể phải chịu xã hội hay pháp luật trừng phạt, nếu xã hội cho rằng cần có trừng phạt loại này hay loại kia để bảo vệ mình.

Trước hết, hành vi tuyệt nhiên phải không là giả định chút nào, bởi vì sự tổn  hại hay xác suất tổn hại cho quyền lợi của người khác là cái duy nhất có thể biện minh cho sự can thiệp của xã hội, cho nên nó luôn luôn là cái biện minh cho sự can thiệp như thế. Trong nhiều trường hợp, một cá nhân theo đuổi một mục tiêu hợp pháp nào đó mà nhất thiết, và do đó được coi là hợp pháp, gây đau đơn hay tổn thất cho người khác, hoặc lấy đi cái tốt mà người khác có hy vọng hữu lý sẽ nhận được. N hững đối lập quyền lợi giữa các cá nhân như thế thường xảy ra do các thiết chế xã hội không  tốt, nhưng là không tránh được khi các thiết chế ấy còn hiệu lực; và một vài đối lập kiểu như vậy là không tránh được với bất cứ thiết chế nào. Bất cứ ai thành công trong nghề nghiệp có quá đông người làm, hay thành công trong một cuộc thi tuyển; bất cứ người nào thắng trong cuộc đua tài nào đó để đạt một mục tiêu mà nhiều người đều mong muốn; người đó cũng gặt hái lợi lộc trên tổn thất của người khác, trên sự nỗ  lực

 

uổng công và sự thất vọng của họ. Tuy nhiên, theo thừa nhận chung thì việc con phải theo đuổi mục tiêu mà không nản lòng bởi cái kiểu hậu quả như thế, là tốt hơn cho lợi ích chung của loài người. N ói một cách khác, xã hội thừa nhận không có quyền hạn, dù là pháp lý hay luân lý, giúp cho những người thua cuộc tránh khỏi sự đau khổ kiểu như thế; và chỉ thấy cần thiết can thiệp khi phương cách đạt thành công được sử dụng và trái với quyền lợi chung cho phép – tức là dùng cách lừa đảo phản trắc hay cưỡng bức.

Một lần nữa phải nhắc lại rằng việc buôn bán là hành vi mang tính xã hội. Bất cứ ai đảm trách bán một thứ đồ vật nào đó cho công chúng là làm một việc tác động đến quyền lợi của các cá nhân khác và của xã hội nói chung; do đó mà ứng xử của anh ta về nguyên tắc là thuộc phạm vi quyền lực pháp lý của xã hội xét xử: như thế thì đúng là trách nhiệm của chính phủ phải xem xét mọi trường hợp có tầm quan trọng để ấn định giá cả và điều chỉnh quá trình sản xuất. Tuy nhiên, sau một cuộc đấu tranh lâu dài dù chưa phải đã kết thúc, nay người ta đã thừa nhận rằng cả hai thứ, giá cả và chất lượng của hàng hoá, được đảm bảo hiệu quả nhất bằng cách để cho người sản xuất và người bán được hoàn toàn tự do, việc kiểm soát duy nhất là đảm bảo quyền tự do như nhau cho người mua được cung cấp hàng hoá ở bất cứ nơi nào. Đây là điều được gọi  là học thuyết về Tự do Thương mại, dựa trên một nền tảng tư duy cũng rất vững chắc, nhưng khác với nguyên lý quyền tự do cá nhân được khẳng định trong luận văn này. Sự hạn chế đối với thương mại hay đối với sản xuất nhằm mục đích thương mại quả thực là những ràng buộc gò bó; mọi ràng buộc gò bó, như bản chất của nó, đều là một điều xấu: nhưng ràng buộc gò bó trong vấn đề này tác động chỉ tới một bộ phận hành vi ứng xử mà xã hội có thNm quyền kiềm chế; ràng buộc gò bó này là không đúng, đơn thuần chỉ là vì chúng không tạo ra được hiệu quả mà người ta mong muốn chúng tạo ra. Vì rằng nguyên lý tự do cá nhân không liên quan đến học thuyết về Tự do Thương mại, cho nên nó cũng không dính dáng tới vấn đề giới hạn của học thuyết ấy; thí dụ như sự kiểm soát của công chúng ở mức nào là chấp nhận được để ngăn chặn sự lừa đảo bằng hàng hoá kém phNm chất, phải bắt buộc người thuê mướn đảm bảo các điều kiện vệ sinh và an toàn lao động đến đâu để bảo hộ cho người lao động trong các công việc nguy hiểm. N hững vấn đề liên quan đến sự xem xét quyền tự do như thế chỉ ở trong chừng mực là nếu để cho họ tự do thì kết quả luôn luôn tốt hơn, coeteris

paribus47, so với việc kiểm soát họ. Thế nhưng việc kiểm soát một cách chính đáng

những việc đó nhằm mục đích như vậy về nguyên tắc là không thể phủ nhận được.

 

47 Coeteris paribus: trong khi các điều kiện khác là như nhau.

 

Mặc khác, có những vấn đề liên can đến sự can thiệp vào thương mại, về bản chất là vấn đề quyền tự do; tỷ như là luật Maine đã được đề cập đến; việc cấm nhập khNu nha phiến vào Trung Hoa; việc hạn chế buôn bán chất độc; tóm lại là mọi trường hợp mà mục tiêu của sự can thiệp nhằm làm cho việc nhận được một thứ hàng đặc biệt nào đó trở thành không thể đợc hay rất khó khăn. Các can thiệp này là có thể phản đối được, không phải như sự vi phạm tự do của người sản xuất hay người bán, mà như sự vi phạm quyền tự do của người mua.

Một trong các thí dụ ấy, việc buôn bán chất độc, mở ra một vấn đề mới; ranh giới nào là thích đáng cho cái có thể gọi là chức năng cảnh sát; quyền tự do có thể bị xâm hại hợp pháp đến đâu, nhằm ngăn chặn tộiphạm và tai nạn rủi ro. Đề phòng chống tội phạm trước khi để nó xảy ra, cũng như việc phát hiện ra và trừng phạt sau đó, là một trong những chức năng không thể tranh cãi của chính phủ. Tuy nhiên, chức năng đề phòng của chính phủ rất dễ bị lạm dụng dẫn đến thiệt hại cho quyền tự do, hơn là chức năng trừng phạt, vì rằng rất khó tìm được bộ phận nào có quyền tự do hành động của con người, mà lại không bị thừa nhận, cũng không phải oan uổng nữa, là nguy cơ tạo thuận lợi hơn cho loại hình tội phạm này hay loại khác. Mặc dù vậy, nếu một người nắm công quyền, hay thậm chí một thường dân, nhận thấy có bất cứ chứng cớ nào của việc chuNn bị phạm tội, thì họ không bắt buộc phải thụ động ngồi nhìn chờ cho tội ác được hoàn tất, mà có thể can thiệp để ngăn chặn nó. N ếu chất độc được mua hay sử dụng không nhằm mục đích nào khác ngoài việ cp hạm tội giết người, thì việc cấm sản xuất và buôn bán nó là đúng đắn. Tuy nhiên, chất độc có thể cần dùng cho các mục đích không những vô tội mà còn hữu ích nữa, và việc hạn chế không thể nào áp đặt cho trường hợp này mà lại không tác động lên trường hợp kia. Phải nhắc lại một lần nữa rằng, việc cơ quan công quyền canh chừng các tai nạn là điều thích đáng. N ếu một viên chức nhà nước hay bất cứ ai khác nhìn thấy một người định đi qua cái cầu được xác minh là không an toàn, và không có thời gian để cảnh báo anh ta về mối nguy hiểm, họ có túm lấy và kéo anh ta trở lại mà không có vi phạm thực tế nào đối với quyền tự do của anh ta cả; vì lẽ tự do bao hàm việc làm điều gì mình mong muốn mà anh ta thì không muốn bị rơi xuống sông. Mặc dù vậy, khi chưa có một sự chắc chắn mà chỉ là nguy cơ gây tổn hại, thì không ai khác ngoài bản thân người đó có thể xét đoán xem mình có đủ lý do để mạo hiểm bản thân hành động tức thì: trong trường hợp này (trừ phi anh ta là trẻ con, hay trong cơn mê sảng, hay trong trạng thái kích động và bị thu hút tâm trí khiến cho không sử dụng được đầy đủ trí xét đoán) tôi quan niệm rằng chỉ nên cảnh báo anh ta về mối hiểm nguy; không nên ép

 

buộc ngăn cản anh ta dấn thân trong việc đó. N hững xem xét tương tự áp dụng cho vấn đề bán chất độc có thể giúp chúng ta quyết định xem, trong các kiểu cách quy  định khả dĩ, cái nào là không mâu thuẫn với nguyên lý. N hững đề phòng, thí dụ như dán nhãn vào dược phNm với đôi lời biểu hiện tính chất nguy hiểm của nó, có thể được áp đặt mà không vi p hạm vào quyền tự do: người mua hàng không thể nào lại không muốn biến rằng vật anh ta sở hữu có độc tính. N hưng đòi hỏi mọi trường hợp phải có chứng chỉ của nhân viên y tế đôi khi làm cho không sao có được vật phNm để sử dụng hợp pháp, mà việc này cũng luôn tốn kém nữa.

Tôi thấy hình như chỉ có cách duy nhất để loại bỏ khó khăn trong việc phạm tôi bằng các phương tiện này, mà không vi phạm quyền tự do đáng phải tính đến của những người muốn dùng chất độc vào các mục đích khác, đó là đảm bảo phải có cái được gọi là “bằng chứng tiền chỉ định” theo ngôn ngữ hàm súc của Benham. Điều khoản này khá quen thuộc với bất cứ ai có ký kết hợp đồng. Một việc làm bình thường và đúng đắn: khi hợp đồng bắt đầu có hiệu lực thực tế, luật pháp đòi hỏi phải tuân thủ một vài nghi thức nhất định, như ký tên, xác nhận của những người làm chứng và các thứ tương tự, như là điều kiện ràng buộc thực hiện hợp đồng, để trong trường hợp có tranh cãi sau này thì có chứng cứ chứng chứng minh được rằng hợp đồng quả đã có hiệu lực và không có gì trong hoàn cảnh đó biện hộ được cho việc huỷ hợp đồng một cách hợp pháp: hiệu quả là gây cản trở lớn cho các hợp đồng không có thật, hay các hợp đồng được làm trong tình huống mà nếu được biết rõ, sẽ làm cho hợp đồng không còn có giá trị. Việc đề phòng với bản chất tương tự có thể được áp đặt cho việc bán  các vật dụng thích ứng để làm công cụ gây tội phạm. Thí dụ như người bán bị đòi hỏi phải ghi vào sổ sách thời gian giao dịch, tên và địa chỉ của người mua, chất lượng và số lượng chính xác đã bán ra; hỏi xem hàng mua dùng vào mục đích gì và ghi lại câu trả lời nhận được. Khi không có đơn thuốc y tế, sự có mặt một người thứ ba có thể là cần thiết để làm cho người mua hiểu rõ sự tình, đề phòng trường hợp sau đó có lý do để nghi rằng vật phNm đã được sử dụng nhằm gây tội ác. N hững quy tắc như thế nói chung không gây trở ngại cho việc nhận được vật phNm, nhưng sẽ ngăn trở khá nhiều việc sử dụng chúng bậy bạ mà không bị phát hiện.

Quyền hạn mà xã hội được thừa hưởng nhằm ngăn chặn tội ác chống lại chính xã hội bằng các biện pháp phòng ngừa trước, đòi hỏi những giới hạn hiển nhiên đối với châm ngôn nói rằng, một hành vi gây hại thuần tuý riêng tư không thể can thiệp bằng cách ngăn chặn hay trừng phạt. Thói nghiện rượu chẳng hạn, trong trường hợp bình thường không phải là một đối tượng thích đáng để can thiệp pháp lý; nhưng tôi

 

coi sự can thiệp như thế là hoàn toàn chính đáng trong trường hợp một người đã phạm tội có hành vi bạo lực với người khác do ảnh hưởng của việc uống rượu, người ấy phải bị đặt dưới sự hạn chế pháp luật đặc biệt, riêng cá nhân người đó; nếu sau đó người ta lại thấy anh ta uống rượu thì anh ta phải bị trừng phạt theo pháp luật, và nếu ở trong trạng thái ấy anh ta lại phạm tội xúc phạm người khác một lần nữa thì anh ta phải chịu hình phạt với mức độ nghiêm khắc tăng lên cho lần xúc phạm sau. Việc ai đó tự làm cho mình trở thành nghiện rượu, mà thói say rượu kích động anh ta gây tổn thương cho người káhc, là một tội lỗi chống lại người khác. Sống ăn không ngồi rồi, trừ  trường hợp đối với một người được xã hội trợ cấp hay khi chuyện đó cấu thành việc vi phạm hợp đồng, cũng không thể bị lấy làm lý do để trừng phạt pháp luật nếu không là chuyên chế độc tài. N hưng nếu vì ăn không ngồi rồi hay vì lý do nào khác có thể tránh được, mà một người không hoàn thành trách nhiệm pháp lý đối với người khác, thí dụ như nuôi nấng con cái, thì không phải là độc tài chuyên chế khi ép anh ta phải hoàn thành nghĩa vụ bắt buộc bằng lao động cưỡng bức, nếu như không còn cách nào khác.

Thêm nữa, có rất nhiều hành vi có hại trực tiếp chỉ đối với bản thân tác nhân, đúng ra không nên cấm đoán bằng luật pháp, nhưng nếu những hành vi ấy được làm công khai, thì đó là vi phạm thuần phong mỹ tục nên thuộc về loại hành vi xâm hại tới người khác, có thể bị cấm đoán hợp lẽ. Thuộc về loại này là những hành vi xúc phạm sự tôn nghiêm lịch sự, đúng ra không cần phải nhiều lời vì chỉ liên quan gián tiếp đến chủ đề của chúng ta. Sự phản đối việc công khai hoá hành vi trước mắt thiên hạ cũng rất mạnh trong trường hợp mà bản thân nhiều hành vi đó không đáng bị lên án hay bị coi là như vậy.

Có một vấn đề khác nữa mà câu trả lời phải phù hợp với các nguyên lý được khẳng định ở đây. Trong trường hợp hành vi cá nhân lẽ ra đáng bị chê trách, nhưng sự tôn trọng quyền tự do loại trừ việc xã hội ngăn chặn hay trừng phạt hành vi ấy, bởi vì toàn bộ kết quả xấu xa chỉ riêng tác nhân gánh chịu. N hững gì tác nhân được tự do làm thì những người khác có được tự do khuyên ngăn hay xúi giục thêm hay không? Vấn đề này cũng nan giải. Trường hợp một người gạ gẫm dụ dỗ một người khác thực hiện một hành vi thì không thật chính xác là hành xử riêng tư. Khuyên nhủ hay khích lệ bất cứ ai là một hành vi mang tính xã hội, cho nên cũng giống như các hành vi nói chung có tác động đến người khác, được coi như thuộc quyền kiểm soát xã hội.           N hưng suy ngẫm thêm đôi chút sẽ hiệu chỉnh lại ấn tượng ban đầu, bằng cách chứng tỏ rằng các lý lẽ đặt cơ sở cho quyền tự do cá nhân vẫn còn áp dụng được cho nó, dù đó là trường hợp không thật chính xác thuộc p hạm vi định nghĩa quyền tự do cá nhân.

 

N ếu người ta phải được cho phép, trong mọi chuyện chỉ liên can đến bản thân, được hành động như họ thấy là tốt nhất cho họ, mạo hiểm an nguy của bản thân họ; như vậy thì họ cũng phải được tự do ngang bằng trong việc làm thế nào là phù hợp, được trao đổi ý kiến, cho và nhận các đề nghị. Bất cứ điều gì được phép làm thì cũng được cho phép khuyên nhau làm. Vấn đề là đáng phân vân chỉ khi nào người gạ gẫm dụ dỗ có thể khai thác được lợi lộc riêng tư từ lời khuyên của mình; khi nào hắn ta biến công việc đó thành nghề nghiệp vì mục đích thu lợi nhuận tiền tài kiếm sống mà xúc tiến cái công việc bị xã hội và N hà nước coi là điều ác. Khi đó thì quả là có nhân tố mới làm phức tạp vấn đề; tức là có một lớp người có quyền lợi đối lập với cái được xem là sự lành mạnh xã hội và lối sống của họ dựa trên việc làm cho nó suy giảm. Liệu có nên can thiệp vào những việc như thế hay không? Thí dụ như việc quan hệ tình dục ngoài hôn thú thì phải khoan dung và chuyện cờ bạc cũng vậy; nhưng liệu kẻ tổ chức mãi dâm hay chủ sòng bạc thì có nên để cho được tự do hay không? Trường hợp này là một trong các trường hợp nằm đúng trên đường ranh giới giữa hai nguyên lý và không thể dứt khoát quyết đoán ngay nó thuộc loại nào là thích đáng.

Hai phía đều có luận cứ. Phía khoan dung có thể nói rằng, sự việc theo đuổi  một nghề nghiệp và hành nghề để kiếm sống không thể quy thành tội phạm, vì các nghề nghiệp khác thì lại thừa nhận; rằng hành vi phải được hoặc là cho phép một cách nhất quán, hoặc là cấm đoán một cách nhất quán; rằng nếu các nguyên tắc, mà cho   đến nay chúng ta vẫn bảo vệ, là đúng, thì xã hội chẳng có quyền gì với tư cách xã hội để quyết định sai trái cái việc chỉ liên can tới cá nhân; rằng xã hội không thể vượt quá sự can ngăn, và một người có quyền tự do thuyết phục cũng hệt như một người khác  có quyền tự do can ngăn. Phía phản đối đáp lại những lý lẽ ấy có thể cãi rằng, tuy xã hội hay N hà nước không có thNm quyền nhằm mục đích đàn áp hay trừng phạt mà quyết định hành vi này hay hành vi nọ là tốt hay xấu, khi các hành vi ấy chỉ tác độngd dến quyền lợi của cá nhân; nhưng họ được biện minh đầy đủ trong việc đảm đương trách nhiệm, nếu họ thấy việc đó là xấu, còn việc điều đó có đúng thế hay không ít nhất cũng là vấn đề còn tranh cãi: rằng không thể có gì sai trong hành động của họ nhằm nỗ lực loại trừ ảnh hưởng của việc gạ gẫm dụ dỗ là việc không phải vô tư, bọn xúi giục là bọn hẳn phải có ý đồ – những kẻ có quyền lợi cá nhân trực tiếp về một bên, mà đó chính là cái bên nhà nước tin là sai trái; những kẻ xúc tiến công việc không che giấu mục đích thuần tuý chỉ có tính cá nhân. Phe phản đối có thể cố thuyết phục rằng chẳng có gì bị thiệt hại, cũng không phải huy sinh của cải gì trong việc thu xếp sao  cho các cá nhân tự quyết định việc chọn lựa, dù khôn ngoan hay ngu ngốc, khả dĩ

 

tránh được nhiều nhất khỏi bị những kẻ lôi kéo quyến rũ theo hướng nhằm mục đích  tư lợi cho riêng chúng. Phe phản đối cũng có thể bảo là, dù cho văn bản pháp luật vẫn được tôn trọng, nhưng các trò chơi cờ bạc phi pháp là hoàn toàn không thể bào chữa được – dù mọi người phải được tự do chơi bài trong nhà riêng của người này hay người khác trong số họ, hay tại nơi hội họp mà họ tự thoả thuận chỉ dành cho các thành viên hay các vị khách của họ – còn sòng bạc công cộng thì phải bị cấm. Quả là việc cấm đoán chẳng bao giờ có hiệu quả và dù cảnh sát có được trao bao nhiêu quyền chuyên chế đi nữa các sòng bạc vẫn có thể luôn được duy trì dưới vỏ bọc khác; thế nhưng bọn chúng sẽ buộc phải hoạt động với một mức độ bí mật và huyền bí nào đó, khiến cho không ai biết gì về bọn chúng ngoài những người tìm kiếm chúng; xã hội cũng không nên đặt mục đích nhiều hơn là một tình trạng như thế.

Có khá nhiều sức mạnh trong các luận cứ ấy. Tôi không dám cả gan quyết định liệu chúng có đủ để biện minh cho sự dị thường đạo đức của việc trừng phạt kể đồng loã, còn chính phạm lại được (và phải được) để cho tự do; của việc phạt tiền hay bỏ tù chủ nhà chứa chứ không phải kẻ mua bán dâm – chủ sòng bạc chứ không phải các con bạc. Các tác nghiệp phổ biến của việc mua và bán còn ít đáng can thiệp hơn với lý lẽ tương tự. Hầu như bất cứ vật phNm nào được mua bán cũng có thể bị sử dụng quá mức, và người bán được lợi lộc tiền bạc trong việc khuyến khích sự quá mức ấy, nhưng không có luận cứ nào có thể dựa trên cơ sở đó để tán thành luật Maine chẳng hạn; bởi vì, lớp người buôn bán rượu mạnh tuy có quyền lợi trong việc lạm dụng thứ đồ uống này, nhưng rượu mạnh được quy định rõ ràng là thứ để sử dụng hợp pháp. Tuy nhiên, lợi ích của những người buôn bán trong việc đNy manh việc say sưa quá độ là điều xấu xa có thực và điều đó biện minh cho N hà nước trong việc áp đặt sự hạn chế cũng như các quy định bảo đảm cho sự hạn chế đó; nhưng vì sự biện minh ấy mà quyền tự do chính đáng lại có thể bị vi phạm.

Một vấn đề theo là N hà nước tuy vẫn cho phép, nhưng dù sao cũng phải gián tiếp ngăn chặn bớt hành vi mà nó tin là trái với quyền lợi tốt nhất của tác nhân, liệu có nên như vậy hay không? Liệu có nên, thí dụ như thực thi các biện pháp làm cho việc nghiện rượu trở nên đắt đỏ tốn kém hơn hay tạo thêm khó khăn cho việc mua rượu bằng cách hạn chế số điểm bán rượu. Về vấn đề này cũng như phần lớn các vấn đề thực hành khác cần phải tách bạch một số điều. Đánh thuế các chất kích thích chỉ thuần tuý nhằm mục đích gây thêm khó khăn cho việc nhận được chúng, là một biện pháp chỉ khác về mức độ với việc cấm hoàn toàn; nó chỉ được biện minh khi việc cấm đoán cũng được biện minh. Bất cứ sự tăng giá nào cũng là sự cấm đoán đối vời  người

 

không đủ tiền mua theo giá cao đó; đối với những người đủ tiền mua thì đó là phạt  tiền họ vì tội thoả mãn một sở thích đặc biệt. Việc họ chọn lựa thú vui và kiều cách tiêu xai thu nhập, sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ pháp luật và đạo đức đối với N hà nước và các cá nhân, là việc liên can đến riêng họ và phải được để cho họ tự xét đoán. N hững xem xét cân nhắc này thoạt mới nhìn tưởng như lên án việc lựa riêng các chất kích thích làm đối tượng đặc biệt để đánh thuế thu và ngân quỹ. N hưng cần phải nhớ rằng, thu thuế cho công quỹ là việc tuyệt đối không tránh được và đa số các nước thấy cần thiết phải thu phần lớn thuế gián tiếp; vậy thì N hà nước không thể giúp cho việc áp đặt trừng phạt, và đối với một số người là cấm đoán, việc sử dụng một vài loại vật phNm tiêu dùng nào, Vì lẽ đó mà nghĩa vụ của N hà nước là xem xét đánh thuế loại

hàng hoá nào ít cần thiết nhất đối với người tiêu dùng, và à fortiori48 chọn lựa ưu  tiên

loại hàng hoá nào nó thấy là dùng quá một lượng rất hạn chế thì chắc chắn có hại. Cho nên, đánh thuế các chất kích thích đến mức cao nhất cho ngân quỹ (giả định là N hà nước cần toàn bộ ngân quỹ thu được) không những là chuyện có thể chấp nhận mà  còn đáng được thán thành nữa.

Vấn đề tạo ra việc bán loại hàng hoá đó ít nhiều thành đặc quyền đặc lợi cần phải giải đáp theo nhiều cách khác nhau, tuỳ thuộc vào các mục đích mà việc hạn chế muốn nhắm tới. Tất cả các điểm công cộng nhiều người lui tới đều cần có cảnh sát canh chừng, những điểm bán loại hàng hoá đó càng phải canh chừng đặc biệt, bởi vì nhêìu khả năng những vụ phạm tội chống lại xã hội bắt nguồn từ đây. Vì vậy, cũng là thích đáng khi hạn chế quyền bán các hàng hoá ấy (ít nhất là việc bán lẻ cho tiêu dùng cá nhân) dành quyền đó cho nhưng người được biết rõ hay những người có hành vi cư xử được kính trọng; quy định giờ mở cửa và đóng cửa thuận tiện để cho công chúng có thể theo dõi; thu hồi giấy phép bán hàng nếu liên tục xảy ra gây rối mất trật tự do chủ tiệm đồng loã hay bất lực, hoặc giả tiệm bán trở thành nơi hình thành và chuNn bị cho các vụ phạm pháp. Giới hạn nhiều hơn thế nữa thì tôi không thấy là có thể biện minh được. Hạn chế số lượng cơ sở sản xuất bia và rượu cồn chẳng hạn, để biểu lộ mục đích làm cho việc nhận được các thứ đó khó khăn hơn và giảm bớt cơ hội cám  dỗ, chẳng những đặt mọi người vào một sự bất tiện bởi vì có một số người có thể lạm dụng tình trạng này, mà cũng chỉ phù hợp với tình trạng xã hội trong đó giai cấp lao động bị công khai đối xử như với trẻ em hay người hoang dã và bị đặt dưới sự giáo dục cưỡng bách nhằm cải tạo để mai sau mới cho được hưởng tự do. Đó không phải là nguyên tắc được thừa nhận tại bất cứ đất nước tự do nào để cai trị giai cấp lao động;

 

48 à fortiori: vì lý lẽ còn mạnh hơn nữa.

 

cũng không có người nào tôn trọng giá trị của tự do mà lại ủng hộ việc đồng loại bị cai trị như vậy, trừ phi mọi nỗ lực giáo dục quyền tự do cho họ và cai trị họ như những người tự do đã được làm hết khả năng mà vẫn chứng tỏ rõ ràng là họ chỉ có thể được cai trị như các trẻ em. Chỉ riêng việc trình bày ra phương án này cũng cho thấy sự ngớ ngNn của việc giả thiết tiến hành các nỗ lực như thế trong bất cứ trường hợp nào được xem xét ở đây. Đó là vì các thiết chế của đất nước này có vô số điều không nhất quán, có những việc được thừa nhận trong thực tiễn của chúng ta nhưng lại thuộc về cách  cai trị chuyên chế, hay là cái được gọi là gia trưởng; trong khi ấy quyền tự do chung trong các thiết chế của chúng ta lại ngăn ngừa vận dụng nhiều sự kiểm soát cần thiết, diễn giải việc kiềm chế có hiệu quả như việc giáo dục đạo đức.

Ở phần trên của Luận văn này đã lưu ý rằng, quyền tự do của cá nhân trong những việc chỉ liên quan đến một mình cá nhân đó, cũng hàm ý quyền tự do tương  ứng cho bất cứ số lượng cá nhân nào có sự đồng thuận điều chỉnh các việc liên quan đến những mối liên hệ nội bộ, không liên can đến ai khác ngoài họ ra. Vấn đề này không gặp khó khăn gì chừng nào mà ý chí của các cá nhân liên can không hề thay đổi; nhưng vì ý chí có thể đổi thay, cho nên ngay trong những việc chỉ liên can đến riêng mình họ cũng thường cần phải có sự kết ước với nhau, một khi đã làm việc này rồi thì theo quy tắc chung sự kết ước phải được duy trì. Thế nhưng trong luật pháp, có lẽ ở nước nào cũng vậy, cái quy tắc chung ấy cũng có một số ngoại lệ. Không những các cá nhân không bị ràng buộc với các kết ước vi phạm quyền của phía thứ ba, mà  đôi khi có đủ lý do để giải phóng họ khỏi một kết ước chỉ gây hại cho họ thôi. Ở đất nước này cũng như phần lớn các nước văn minh khác, thí dụ như kết ước, theo đó một người tự bán bản thân mình hay cho phép bán mình như một kẻ nô lệ, kết ước ấy là không có hiệu lực và không có giá trị, không bị cả pháp luật lẫn dư luận bắt buộc. Căn cứ để giới hạn quyền lực của anh ta tự nguyện sắp xếp vận mệnh cuộc sống của mình là rõ ràng và rất sáng tỏ trong trường hợp cực đoan này. Cái lý lẽ để không can thiệp, ngoại trừ vì những người khác, vào hành vi tự nguyện của một người là vì quyền tự do của anh ta. Sự tự nguyện chọn lựa của anh ta là bằng chứng cho thấy, cái anh ta chọn là cái anh ta mong ước, hay ít nhất về lâu dài và toàn thể cũng là điều tốt nhất đảm bảo cho anh ta có điều kiện theo đuổi cái mong ước đó. Thế nhưng bằng việc bán mình làm nô lệ, từ bỏ quyền tự do của mình, anh ta đã định đoạt trước bất cứ việc sử dụng nào quyền tự do ấy trong tương lai, vượt ra ngoài cái hành vi đơn độc này. N hư vậy, trong trường hợp này, anh ta đã làm tiêu tan chính cái mục đích biện minh việc cho phép anh ta tự lo liệu bản thân mình. Anh ta không còn được tự do; nhưng kể từ đó

 

anh ta ở vào vị thế không còn được hưởng giả định thuận lợi cho anh ta để anh ta được tự nguyện ở trong vị thế ấy nữa. N guyên lý tự do không thể quy định anh ta phải được tự do hay không được tự do. Quyền tự do không phải là chuyện được phép chuyển nhượng quyền tự do của mình. N hững lý lẽ ấy, sức mạnh của chúng thật dễ thấy trong trường hợp đặc biệt này, hiển nhiên là có thể áp dụng rộng rãi hơn; nhưng vẫn có một giới hạn nữa được đặt lên chúng ở khắp mọi nơi bởi nhu cầu của đời sống, nhu cầu ấy luôn luôn đòi hỏi chúng ta thực sự không được từ bỏ quyền tự do của mình, mà phải chấp nhận điều đó và các hạn chế khác của nó. Tuy nhiên, cái nguyên lý đòi hỏi quyền tự do vô hạn trong mọi hành vi liên can chỉ đến riêng b ản thân tác nhân, quy định  rằng những người phải bị ràng buộc với một người khác trong những việc không liên can đến phía thứ ba, cần có khả năng giải thoát nhau khỏi kết ước; mà dù cho không  có sự giải thoát tự nguyện như thế thì cũng không có hợp đồng hay kết ước nào dám nói rằng không có bất cứ quyền tự do nào rút lại điều gì, ngoại trừ các hợp đồng hay kết ước liên hệ tới tiền bạc hay của cải có giá trị tiền bạc.

N am tước Wilhelm von Humboldt trong một luận văn tuyệt tác mà tôi đã dẫn ra, đã khằng định một điều như niềm tin tưởng của ông, rằng các kết ước liên can đến quan hệ hay dịch vụ cá nhân không bao giờ được ràng buộc hợp pháp trong khoảng thời hạn vượt quá một hạn định nào đó về thời gian; rằng kết ước quan trọng nhất là hôn nhân, có một đặc thù là, nếu tình cảm của cả đôi bên không còn hài hoà với kết ước, thì các đối tượng của kết ước đều không thoả mãn, nên chỉ cần một bên tuyên bố ý muốn huỷ bỏ là đủ. Vấn đề này rất quan trọng và rất phức tạp nên không thể thảo luận nó trong ngoặc đơn được; tôi đụng chạm tới nó chỉ trong giới hạn cần thiết vì mục đích minh hoạ. N ếu tính hàm xúc và tính khái quát của luận án của N am tước Humboldt có thể cho phép ông trong trường hợp này tự bằng lòng với việc trình bày rành mạch các kết luận của mình mà không cần thảo luận các tiền đề, nhưng chắc  chắn ông cũng thừa nhận rằng, vấn đề không thể được quyết định trên những lý lẽ quá giản đơn mà ông tự giới hạn mình đề cập tới. Khi một người này bằng lời hứa hẹn hay bằng cách cư xử đã khuyến khích một người kia tin cậy vào việc tiếp tục hành động của người này theo một cáhc nhất định – tạo nên sự mong đợi và tính toán, đặt cược một phần nào kế hoạch cuộc đời của người kia vào giả thiết đó – một loạt các nghĩa  vụ đạo đức mới xuất hiện ở phía người này đối với người kia, có khả năng bị bác bỏ, nhưng không thể phớt lờ đi được. N ếu quan hệ giữa hai bên hợp đồng kéo theo hậu quả cho người khác, nếu nó đặt bên thứ ba vào một tình thế dị thường, hay như trường hợp hôn nhân là đã đưa phía thứ ba đến sự tồn tại, thì xuất hiện các nghĩa vụ của cả

 

hai phía đối với những bên thứ ba này; việc hoàn tất nghĩa vụ, hay kiểu cách hoàn tất nghĩa vụ, trong mọi trường hợp, phải bị tác động rất lớn bởi việc tiếp tục hay chấm  dứt quan hệ giữa hai bên khởi sự hợp đồng. Từ điều này không suy ra, và tôi cũng không thừa nhận, rằng các nghĩa vụ ấy đòi hỏi phải hoàn tất hợp đồng bằng mọi giá của hạnh phúc đối với phía bị miễn cưỡng; nhưng chúng là một yếu tố cần thiết phải xét đến; và thậm chí nếu ngay như các nghĩa vụ ấy phải không làm thay đổi quyền tự do hợp pháp của các bên giải thoát cho nhau khỏi kết ước, như là Von Humboldt khẳng định (tôi cũng giữ ý kiến rằng chúng phải không thay đổi được nhiều), thì  chúng vẫn cần tạo nên sự khác biệt to lớn trong quyền tự do đạo đức. Một người buộc phải tính đến tất cả các tình huống ấy, trước khi thực hiện bước đi có thể tác động đến các quyền lợi quan trọng nhất của người khác và nếu anh ta không cho phép cân nhắc đầy đủ các quyền lợi ấy, anh ta phải chịu trách nhiệm đạo đức về sự sai trái. Tôi đưa  ra những nhận xét hiển nhiên đó để minh hoạ rõ hơn nguyên lý chung của tự do chứ không phải vì nó cần thiết trong vấn đề đặc biệt này; ngược lại, trong vấn đề này  người ta thường hay tranh cãi rằng, quyền lợi của những đứa trẻ là tất cả, còn quyền lợi của người lớn không là gì hết.

Tôi cũng đã nhận xét rằng, vì không có các nguyên tắc chung được thừa nhận mà quyền tự do thường được công nhận ở chỗ lẽ ra nó phải bị khước từ, cũng như nó bị khước từ ở chỗ lẽ ra phải được công nhận. Một trong những trường hợp ấy ở ngay châu Âu hiện đại, nơi mà cảm nhận quyền tự do mạnh hơn cả, là trường hợp được xử lý hoàn toàn không thích đáng theo như quan điểm của tôi. Một người phải được tự do làm cái anh ta thích chỉ liên can đến riêng anh ta; nhưng anh ta phải không được tự do làm điều anh ta thích có tác động lên người khác với cái cớ rằng việc của người khác cũng là việc của anh ta. N hà nước, trong khi tôn trọng quyền tự do của mỗi người trong những việc đặc biệt chỉ liên can đến anh ta, buộc phải giữ sự kiểm soát canh chừng đối với việc thực thi quyền lực của anh ta mà N hà nước cho phép anh ta có đối với những người khác. N ghĩa vụ này hầu như hoàn toàn bị bỏ qua trong trường hợp quan hệ gia đình, một trường hợp ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc con người có  tầm quan trọng hơn tất cả các trường hợp khác gộp lại. Cái quyền lực hầu như là chuyên chế của các ông chống đối với các bà vợ không cần phải nói nhiều ở đây, bởi vì, chẳng cần phải làm gì hơn để coá bỏ điều ác là để cho các bà vợ cũng có quyền y như thế, và họ phải nhận được sự bảo hộ của luật phát trong cùng một cung cách  giống như mọi người khác; bởi vì rằng liên quan đến vấn đề này những kẻ bảo vệ cho các bất-công-đã-thiết-lập sẽ không còn có thể lợi dụng viện có quyền tự do được  nữa,

 

mà phải công khai làm chiến sĩ bênh vực cho quyền lực. N hưng chính việc áp dụng không đúng các nhận xét về quyền tự do vào trường hợp trẻ em mới là trở ngại thực tế cho N hà nước hoàn tất các trách nhiệm của mình. Hầu như ai cũng nghĩ rằng con cái của một người được hiểu theo nghĩa đen, chứ không theo nghĩa Nn dụ, như là một phần của anh ta; anh ta đố kỵ với ý kiến can thiệp nhỏ nhất của luật pháp vào cái quyền tuyệt đối của anh ta trong việc kiểm soát độc quyền con cái, đố kỵ nhiều hơn là đối với bất cứ can thiệp nào khác vào tự do riêng của anh trong hành động: đặc tính chúng của loài người là đặt giá trị của tự do thâp shơn quyền lực rất nhiều. Thí dụ, xét trường hợp giáo dục. Chẳng phải là định đề gần như hiển nhiên hay sao, rằng N hà nước phải quy định và bắt buộc việc giáo dục tới một chuNn mực nào đó cho người sinh ra là công dân của nó? Thế nhưng cái người không e ngại thừa nhận và khẳng định chân lý ấy là ai vậy? Khó có ai phủ nhận rằng một trong các nghĩa vụ thiêng  liêng của cha mẹ (hay từ ngữ mà luật pháp và dân chúng thường dùng là người cha), sau khi cho một người con ra đời, là phải cho con người ấy một sự giáo dục thích hợp để nó hiểu biết nghĩa vụ trong đời đối với người khác và đối với bản thân. Thế nhưng, trong khi nhất trí tuyên bố đó là nghĩa vụ của người cha, hiếm có được người nào ở  đất nước này lại chịu nghe đến việc bắt buộc người cha hoàn tất nghĩa vụ ấy. Thay vì đòi hỏi người cha phải nỗ lực hy sinh để đảm bảo việc học hành cho con anh ta, người ta lại để mặc cho anh ta chọn lựa chấp nhận việc đó hay không, trong khi việc giáo dục là miễn phí! N gười ta vẫn còn chưa thừa nhận rằng, cho một đứa trẻ ra đời mà không có triển vọng để cho nó được trang bị kiến thức cần thiết, để cho nó không những được đảm bảo thức ăn cho cơ thể, mà còn được dạy dỗ và huấn luyện cho tâm hồn, thì như thế là một tội ác đạo đức vừa chống lại đứa con bất hạnh, vừa chống lại  cả xã hội. N ếu cha mẹ không hoàn tất nghĩa vụ ấy, N hà nước phải coi sóc cho nghĩa vụ ấy được hoàn tất với chi phí do cha mẹ gánh vác chừng nào còn có thể.

Lẽ ra việc cưỡng bách giáo dục phổ cập một khi được thừa nhận rồi thì phải chấm dứt được các khó khăn về việc N hà nước phải dạy cái gì và dạy dỗ thế nào, vấn đề mà nay đã chuyển thành đề tài cho trận chiến thuần tuý giữa các giáo phái và đảng phái; biết bao thời gian và công sức, đáng lẽ phải dùng vào việc giáo dục thì lại bị tiêu phí vào các cuộc cãi cọ vê giáo dục. N ếu chính phủ quả thật quyết tâm nhất định đòi hỏi mỗi trẻ em phải được giáo dục tốt, thì chính phủ đã có thể thoát khỏi các rắc rối trong việc đảm bảo cho việc giáo dục ấy. Chính phủ có thể để cho các bậc cha mẹ được cho con cái đi học ở đâu và học thế nào theo ý của họ, và chính phủ chỉ lo trả học phí cho trẻ em thuộc các tầng lớp nghèo và thanh toán toàn bộ chi phí trường  học

 

cho các trẻ em không có người lo cho chúng. N hững lý lẽ phản đối nêu ra chống lại sự giáo dục của N hà nước không nhằm vào việc N hà nước đnứg ra cai quản việc giáo dục; đây là hai việc hoàn toàn khác nhau. N hà nước phải nắm trong tay toàn thể hay là một phần lớn việc giáo dục là điều mà tôi cũng như nhiều người khác không tán  thành. Tất cả những gì đã nói về tầm quan trọng của cá tính khác nhau, về sự đa dạng của ý kiến và kiểu cách ứng xử, tất cả cái đó kéo theo hàm ý về sự đa dạng của giáo dục với cùng một tầm quan trọng không sao nói hết được. Giáo dục phổ cập của N hà nước thuần tuý chỉ là công cụ uốn nắn tính cách cho người ta theo khuôn mẫu giống hệt như nhau; vì cái khuôn mà N hà nước dùng để đúc họ là cái mà giới quyền lực mạnh nhất trong chính phủ ưa thích, dù là giới bảo hoàng, giới giáo sĩ, giới quý tộc hay phe đa số của thế hệ hiện nay. Tuỳ theo hiệu quả và thành công của mình mà họ  sẽ thiếp lập một sự chuyên chế tinh thần đi theo xu hướng chuyên chế với thân xác. Một nền giáo dục được thiết lập và kiểm soát bởi N hà nước chỉ nên tồn tại, nếu quả thật nó tồn tại, như là một trong nhiều thí nghiệm tranh đua với nhau, được thực hiện vì mục đích nêu gương và như tác nhân kích thích, nhằm giữ cho các nền giáo dục khác ở mức chuNn mực ưu tú nhất định. Trừ phi xã hội nói chung quả thật ở tình trạng lạc hậu đến nỗi khong thể hoặc không muốn đảm bảo cho mình các thiết chế giáo dục thích đáng, thì mới phải để chính phủ làm nhiệm vụ này. Khi cấy thì chính phủ đành phải tổ chức và điều hành các trường phổ thông và đại học như là giải pháp ít xấu hơn trong hai giải pháp rất xấu: cũng gióng như trường hợp của các công ty cổ phần, khi trong nước không có các hoạt động kinh doanh tư nhân với năng lực thực hiện các hoạt động lớn về công nghiệp. Tuy nhiên, nói chung nếu đất nước có đủ số người có trình độ đảm bảo việc giáo dục dưới sự đỡ đầu của chính phủ, thì chính những người ấy có thể có khả năng và nguyện vọng thực hiện việc giáo dục tốt ngang bằng trên nguyên tắc tự nguyện, dưới sự bảo đảm trả lương theo luật cưỡng bách giáo dục kết hợp với sự trợ giúp của N hà nước cho những người không thanh toán nổi chi phí.

Công cụ bắt buộc thi hành luật cũng không có gì khác hơn là các kỳ thi phổ thông mở rộng cho mọi trẻ em và bắt đầu tư tuổi ấu thơ. Có thể ấn định tuổi mà mỗi đứa trẻ phải đi thi để xác minh xem cậu ấy (hay cô ấy) có biết đọc không. N ếu đứa trẻ không đọc được và người cha không có lý do chính đáng, thì ông ta phải chịu phạt  một số tiền hợp lý mà ông ta phải kiếm được, nếu cần thiết, bằng chính lao động của ông ta, còn đứa trẻ thì có thể phải đưa vào trường học với phí tổn người cha phải trả. Kỳ thi phải tổ chức mỗi năm một lần với sự mở rộng dần các môn thi, sao cho trẻ tiếp thu được, và hơn thế nữa có thể nhớ thuộc được, một khối lượng tối thiểu các kiến

 

thức chung hầu như bắt buộc phải biết. Vượt quá mức tối thiểu này thì nên có kỳ thi tự nguyện về mọi môn học; tất cả những ai đạt được chuNn mực nhất định về sự thành thạo tại kỳ thi này có thể được cấp văn bằng xác nhận. Để phòng ngừa N hà nước thông qua việc tổ chức này mà tác động ý kiến gây ảnh hưởng một cách sai trái, thì kiến thức đòi hỏi để vượt qua kỳ thi (ngoài khuôn khổ phần kiến thức mang tính công cụ như các ngôn ngữ và cách sử dụng chúng), ngay cả ở các thời kỳ thi lớp cao hơn, phải được giới hạn đơn thuần trong các sự kiện và khoa học chính xác. Các kỳ thi về tôn giáo, chính trị hoặc các đề tài đang tranh cãi khác, không được đề cập đến tính chân lý hay tính sai lầm của ý kiến, mà phải nói về thực chất của sự kiện, rằng ý kiến thế này thế nọ đã được nêu ra, dựa trên các căn cứ thế này hay thế khác, tác giả là những người này, người kia hay là trường phái này, giáo phái nọ.

Dưới hệ thống này, thế hệ đáng lớn lên sẽ không bị yếu kém hơn thế hệ hiện nay về tất cả các chân lý đang còn tranh cãi; thế hệ đó sẽ được tiếp cận với các giáo sĩ chính giáo hay với những người bất đồng đúng như họ hiện nay như vậy, còn N hà nước chỉ lo sao cho họ được truyền giảng bởi chính các giáo sĩ hay chính những người bất đồng. Chẳng có gì ở đây phải che giấu không cho họ được tôn giáo dạy bảo, nếu cha mẹ đứa trẻ lựa chọn cho chúng học ở các trường học mà cha mẹ chúng đã được dạy bảo về các điều khác. Mọi mưu toan của N hà nước thiên vị cho các kết luận của công dân của mình về các chủ đề đang tranh cãi, đều là xấu xa; nhưng N hà nước có thể hoàn toàn chính đáng đưa ra xác minh hay chứng thực rằng có một người có đủ kiến thức cần thiết để đi đến kết luận của ông ta về một đề tài nhất định nào đó, đáng để tới nghe ông ta giảng. Một sinh viên về triết học quả là giỏi hơn vì đã vượt qua

được kỳ thi cả về Locke49 lẫn về Kant50, dù anh ta sau này sẽ theo một ai đi nữa  trong

hai người đó, hay thậm chí chẳng theo ai cả: và chẳng có sự phản đối hợp lý lẽ đối với việc khảo thí một người vô thần về các bằng chứng của Ki Tô giáo, với điều kiện là anh ta không bị đòi hỏi phải thuyết giảng niềm tin vào các bằng chứng ấy. Tuy nhiên, tôi quan niệm rằng, các kỳ thi về các nhánh cao cấp hơn của kiến thức phải hoàn toàn tự nguyện. Thật là quá nguy hiểm nếu giao cho chính phủ quyền lực được loại bỏ một ai khỏi nghề nghiệp, dù là nghề thầy giáo, vì bị cho là thiếu bằng cấp chuyên môn: tôi cũng nghĩ như Wilhelm Humboldt rằng các học vị hay các bằng cấp công cộng   khác,

 

49 John Locke (1632-1704) triết gia người Anh, được xem là người khởi đầu phong trào Khai sáng ở Anh  và Pháp và người truyền cảm hứng cho Bản Hiến pháp Hoa Kỳ.

50 Immanuel Kant (1724-1804) triết gia người Đức, được xem là người đã mở ra một kỷ nguyên mới cho tư duy triết học và ảnh hưởng rất lớn đến nhiều trường phái triết     học hiện đại. Tác phNm Phê phán lý tính thuần

tuý (Kritik der reinen vernunft) của ông là một kiệt tác triết học. Hiện đã có bản dịch tiếng Việt rất công phu của Bùi Văn N am Sơn (N XB Văn học, 2004).

 

về trình độ khoa học hay nghề nghiệp, phải được trao cho tất cả những ai có tham dự kỳ thi và vượt qua được trắc nghiệm; nhưng các bằng cấp ấy không được tạo ưu thế nào khác cho các thí sinh, ngoài trọng lượng mà dư luận gắn cho sự chứng nhận đối với họ.

Không chỉ riêng trong vấn đề giáo dục mà các ý niệm về tự do đặt sai chỗ đã khiến cho các nghĩa vụ đạo đức của cha mẹ không được thừa nhận, còn các nghĩa vụ pháp lý thì không được áp đặt; có nhiều căn cứ mạnh mẽ nhất để nhận định rằng trường hợp trên luôn luôn xảy ra, còn hợp sau cũng thường gặp nhiều. Bản thân sự kiện tạo nên sự tồn tại của một con người là một trong những hành vi mang tính trách nhiệm nhất trong phạm vi đời sống con người. N ếu nhận lãnh trách nhiệm ấy – ban cho một cuộc đời có thể sẽ là một tai hoạ hay một ân huệ – mà con người được ban cho cuộc sống không có được ít nhất là những cơ may bình thường của một sự tồn tại đáng có, thì đây là một tội ác chống lại con người. Ở một đất nước hoặc là đông dân quá, hoặc có nguy cơ này, việc sinh để con cái vượt quá một số lượng rất nhỏ sẽ làm giảm tiền công lao động do cạnh tranh, là một sự xâm hại nghiêm trọng đối với tất cả những người sống bằng tiền trả công lao động. N hiều nước ở Lục Địa có luật ngăn cấm hôn nhân, nếu hai bên lấy nhau không thể chứng minh được phiên tiện nuôi sống gia đình, luật này không vượt quá quyền hạn hợp pháp của N hà nước: dù cho luật như thế có nên hay không (vấn đề chủ yếu phụ thuộc vào tình huống và cảm nhận của địa phương) thì nó cũng không thể bị phản đối như là vi p hạm quyền tự do. Luật như thế là sự can thiệp của N hà nước ngăn cấm một hành vi gây tổn hại – một hành vi gây thiệt hại cho người khác phải là đối tượng bị lên án và là điều sỉ nhục của xã hội, ngay cả khi nó không nên bị trừng phạt thêm bằng pháp luật. Ý tưởng hiện nay về quyền tự do vẫn còn hay dễ bị hướng vào những xâm phạm tự do cá nhân trong những việc chỉ liên can đến bản thân người đó; nó có chiều hướng khước từ mọi nỗ lực hạn chế lệch lạc, khi mà hậu quả của sự buông lỏng và một hay nhiều cuộc đời khốn khổ và hư hỏng của con cái với bao điều xấu xa tác động lên những ai ở trong phạm vi ảnh  hưởng bởi các hành động của chúng. Khi chúng ta so sánh sự kính trọng lạ lùng của loài người đối với quyền tự do và sự thiếu thốn lạ lùng của họ đố với sự kính trọng đó, chúng ta có thể tưởng rằng con người có một quyền không thể thiếu được là làm hại n gười khác, nhưng chẳng có đợc một quyền nào là làm vui bản thân mình mà không gây đau đơn cho bất cứ ai.

Tôi đề dành cho phần cuối trình ày một số loại vấn đề về các giới hạn sự can thiệp của chính phủ, những vấn đề này dù có liên hệ chặt chẽ với chủ đề của Luân

 

văn, nhưng thực ra không thuộc về nó. Đây là các trường hợp mà lý lẽ chống lại việc can thiệp không tuỳ thuộc vào nguyên lý quyền tự do: vấn đề nêu ra không phải là về việc kiềm chế những hành động của các cá nhân mà là về việc giúp đỡ họ; câu hỏi đặt ra là liệu chính phủ có nên làm, hay ra lệnh cho làm điều gì đó có lợi cho họ, thay vì để mặc họ tự làm, cá nhân riêng rẽ hay kết hợp tự nguyện với nhau.

N hững điều phản đối chính phủ can thiệp, khi sự can thiệp không dính líu tới vi phạm quyền tự do, có thể có ba loại.

Loại thứ nhất, là khi sự việc có lẽ để cho các cá nhân làm thì tốt hơn là để cho chính phủ làm. N ói chung thì không có ai thích hợp để điều hành bất cứ việc làm ăn nào, hay là quyết định điều hành thế nào, người điều hành phải là ai, bằng chính  những người có quan tâm lợi ích đến việc đó. N guyễn tắc này lên án việc can thiệp rất thường gặp của chính quyền lập pháp hay quan chức chính phủ vào các tiến trình bình thường của công nghiệp. Thế nhưng phần này của đề tài đã được xem xét mở rộng  một cách đầy đủ bởi các nhà kinh tế chính trị học và không liên quan đặc biệt đến các nguyên lý trong Luận văn này.

Loại thứ hai quan hệ gần gũi hơn với chủ đề của chúng ta. Trong nhiều trường hợp, mặc dù các cá nhân có thể làm một việc đặc biệt nào đó không được tốt bằng,  tính trung bình mà nói, so với các quan chức của chính phủ, thế nhưng việc để cho các cá nhân làm vẫn đáng mong muốn hơn là để cho chính phủ, nằm trong ý nghĩa như phương tiện giáo dục tinh thần cho họ – như một kiểu tăng cường tính tích cực của họ, rèn luyện óc xét đoán và cho họ kiến thức tương tự với chủ đề mà họ sẽ phải đối phó và giải quyết. Đó là đề nghị chủ yếu được giới thiệu, tuy không phải duy nhất, đối với việc xử án (trong trường hợp không phải vụ án chính trị), đối với các tổ chức tự do và đại chúng của địa phương và các tổ chức chính quyền cấp thị trấn, đối với việc điều hành các hoạt động công nghiệp và từ thiện bởi các hội đoàn tự nguyện. Đây không phải là các vấn đề của quyền tự do và chỉ liên quan đến chủ đề này bởi chiều hướng chung khá xa xôi; nhưng đây là vấn đề của phát triển. Phải dành một dịp khác để nhấn mạnh các vấn đề này như là bộ phận của vấn đề giáo dục quốc gia; thực chất đây là một dạng huấn luyện đặc biệt cho công dân, là phần thực hành của giáo dục chính trị cho dân chúng tự do để đưa họ ra khỏi cái thế giới nhỏ hoẹp của sự ích kỷ cá nhân và gia đình và làm cho họ thấm thía với sự liên kết vì quyền lời chúng, với sự điều   hành

 

hoạt động chung – làm cho họ quen với hoạt động xuất phát từ động cơ công cộng hay bán-công-cộng và hướng dẫn họ phNm hạnh vì mục tiêu liên hợp thống nhất thay vì cô lập riêng rẽ. N ếu không có những thói quen và sức mạnh ấy thì một thiết chế tự do không thể vận hành được mà cũng chẳng thể bảo tồn được; như các thí dụ rất thường thấy về bản chất tạm bợ nhất thời của nền tự do chính trị ở những nước, mà tự do chính trị không được đặt trên cơ sở đầy đủ của các quyền tự do cục bộ. Quản lý công việc kinh doanh thuần tuý địa phương bởi các địa phương và quản lý công việc của  các công ty công nghiệp lớn được thực hiện bởi sự hợp nhất những người tự nguyện đóng góp phương tiện tiền bạc, là điều đè nghị giới thiệu tiếp theo với tất cả mọi ưu thế đã được Luận văn này nêu ra, như là các ưu thế thuộc về tính cá biệt của sự phát triển và tính đa dạng của các kiểu cách hành động. Các tác nghiệp cai trị có xu hướng giống nhau ở mọi nơi. Với các cá thể và các hội đoàn tự nguyên thì ngược lại, các tác nghiệp là những thí nghiệm thay đổi khác nhau và tính đa dạng của việc thử nghiệm là vô hạn. Việc có ích mà N hà nước có thể làm là biến mình thành một nhà kho trung tâm và nhà lưu thông phân phối tích cực các kinh nghiệm đúc kết ra từ nhiều trắc nghiệm. Công việc của N hà nước là giúp cho mỗi người làm thí nghiệm thu được lợi ích từ các thí nghiệm của những người khác, thay vì chỉ loay hoay với thí ngiệm của riêng mình.

Lý do thứ ba và là lý do có sức thuyết phục nhất để hạn chế sự can thiệp của chính phủ, đó là điều rất xấu xa của việc trao thêm quyền lực không cần thiết cho chính phủ. Mỗi chức năng được bổ sung thêm quá mức vào cái đang được chính phủ vận dụng, điều khiển cho ảnh hưởng của chính phủ lên các hy vọng và nỗi e sợ của công chúng càng thêm lan rộng hơn nữa và biến cải mỗi lúc một nhiều hơn cái bộ phận đầy tham vọng của công chúng, làm nó trở thành một bọn bám đít của chính phủ, hoặc của đảng phái nào đó đang ngấp nghé trở thành chính phủ. N ếu như đường bộ, đường sắt, ngân hàng, cơ quan bảo hiểm, các công ty liên doanh lớn, các trường đại học và các hội từ thiện, tất thảy đều là các chi nhánh của chính phủ; nếu thêm vào đó, các hội đồng quản hạt và chính quyền địa phương cùng với mọi thứ đang thuộc sự cai quản của họ, đều trở thành các ban bệ của cơ quan hành chính trung ương; nếu như mọi viên chức của các tổ chức khác nhau ấy đều được bổ nhiệm và trả lương bởi  chính phủ và ngóng nhín chính phủ để trông chờ được thăng tiến trong đời sống;   nếu

 

mà như thế thì mọi quyền tự do báo chí, hoạt động quần chúng về lập pháp có cơ biến đất nước này cũng như bất kỳ nước nào khác thành đất nước tự do chỉ ở tên gọi mà thôi. Và sự xấu xa lại càng lớn lao ơhn, nếu cỗ máy hành chính được cấu tạo một cách hiệu quả và khoa học hơn – sắp xếp tổ chức tinh xảo hơn để nhân được các bàn tay và khối óc có trình độ cao làm việc cho nó. Mới đây ở Anh đã có kiến nghị rằng mọi  nhân viên phục vụ trong ngành dân sự phải được chọn lựa qua kỳ thi tuyển để thu nhận những người có trí tuệ và hiểu biết nhất khả dĩ tìm được vào làm việc cho nó; người ta cũng đã phát biểu và viết nhiều điều tán thành và phản đối đề nghị này. Một trong những luận cứ được những người phản bác nhấn mạnh nhiều nhất, đó là nghề nghiệp viên chức phục vụ thường trực cho N hà nước không đưa ra triển vọng về tiền lương và tầm quan trọng đủ để lôi kéo đợc những tài năng cao nhất, những người đó luôn được mời chào vào các nghề nghiệp hay dịch vụ của các công ty hay các đoàn  thể công cộng khác. Không đáng ngạc nhiên khi luận cứ này được sử dụng bởi những người ủng hộ kiến nghị, như lời giải đáp cho khó khăn chủ yếu của kiến nghị này.  Thật cũng khá lạ lùng là nó đến từ những người phản bác kiến nghị đó. Điều được nhấn mạnh như một luận cứ phản đối chính là cái van an toàn của hệ thống được kiến nghị. N ếu quả thật mọi tài năng lớn của đất nước đều có thể được thu hút vào phục vụ chính phủ, một đề xuất có xu thế được thực thi, nhưng kết quả có thể sẽ gây cảm giác thật khó chịu. N ếu giả sử bất cứ công việc nào của xã hội, như cần tổ chức buổi hoà nhạc hay cuộc triển lãm lớn và bao quát, cũng đều nằm trong tay chính phủ, và nếu  giả sử các cơ quan của chính phủ đều thu nhận hết toàn bộ những người tài giỏi nhất; giả sử tất cả tinh hoa của nền văn hoá mở rộng và trí thức đầy kinh nghiệm trong cả nước, ngoại trừ đầy kinh nghiệm trong cả nước, ngoại trừ những người thầun tuý lý thuyết, đều tập trung trong bộ máy quan liêu đông đúc; như thế thì bộ phận còn lại của cộng đồng chỉ còn biết trông cậy vào duy nhất cái bộ máy ấy trong mọi việc: đám quần chúng trông chờ được hướng dẫn chỉ bảo trong tất cả các công việc mà họ phải làm, người có năng khiếu và khát vọng trông chờ được giúp đỡ cho tiến bộ cá nhân. Đối tượng duy nhất của tham vọng và mong được chấp nhận vào hàng ngũ chức sắc trong bộ máy quan liêu, được chấp nhận rồi thì mong được thăng tiến ở trong đó.  Dưới một chế độ như thế, không những đám công chúng bên ngoài vì thiếu kinh nghiệm thực hành mà bị kém trình độ để phê phán và kiểm soát kiểu cách tác  nghiệm

 

của bộ máy quan liêu, nhưng ngay cả khi việc tử nạn của nhà độc tài hay sự vận hành tự nhiên của các thiết chế đại chúng đôi khi đưa được lên đỉnh cao quyền lực một hay nhiều người cầm quyền có xu hướng cải cách, thì cũng chẳng có cải cách nào có thể thực hiện hiệu quả, nếu nó đi ngược lại với quyền lợi của bộ máy quan liêu.

Đây chính là hoàn cảnh u sầu của đế chế N ga được trình bày trong các báo cáo của những người đã có cơ hội đầy đủ quan sát nó. Bản thân N ga hoàng không có quyền lực chống lại nổi với tập đoàn quan liêu; mặc dù ông ta có thể đày đi Sibêri bất cứ người nào trong bọn họ, nhưng ông ta không thể cai trị mà không có họ hay đi ngược lại ý chí của họ. Bất cứ đạo luật nào của ông ta họ đều có quyền phủ quyết ngầm, đơn thuần bằng cách kìm giữ không cho nó có hiệu lực. Ở các nước văn minh tiên tiến hơn và có tinh thần nổi dậy cao hơn, công chúng đã quen với việc chờ đợi      N hà nước làm mọi thứ cho họ, hay ít nhất cũng không làm việc gì cho mình mà không hỏi N hà nước, không những về chuyện để cho họ làm mà còn về cách thức làm như thế nào; tất nhiên họ bắt N hà nước chịu trách nhiệm về mọi điều tồi tệ xảy ra cho họ, đến khi những việc tồi tệ vượt quá sức chịu đựng của họ thì họ nổi dậy chống lại chính phủ và làm cái vẫn được gọi là cách mạng; ở đâu cũng vậy, khi một cá nhân nào đó nhảy lên ghế cầm quyền, hợp pháp hay không hợp pháp, ra mệnh lệnh của hắn ta cho bộ máy quan liêu, thì phần nhiều mọi việc đều vận hành nưh trước; bộ máy quan liêu không thay đổi và không ai có thể giành chỗ của nó được cả.

Một cảnh tượng khác hẳn sẽ được biểu hiện với một nhân dân đã quen với chuyện tự lo liệu công việc làm ăn của mình. Ở nước Pháp. phần lứon dân chúng được khuyến khích phục vụ trong quân đội, nhiều người có hàm sĩ quan không tại ngũ,  trong mỗi cuộc nổi dậy của dân chúng đều có nhiều người có khả năng lãnh đạo thành thạo và ứng biến nhiều kế hoạch hành động có chất lượng. N gười Pháp tài thế nào về quân sự thì người Mỹ lại giỏi như thế về mọi chuyện làm ăn dân sự; cứ để cho họ không có chính phủ thì mỗi người Mỹ đều có thể ứng biến xoay xở được một mình và họ thực hiện nhiều việc công cộng rất thông mình, trật tự và quả quyết, Mọi nhân dân tự do đều phải như vậy: và nhân dân mà có khả năng như thế thì hẳn phải được tự do; họ không bao giờ chịu để cho mình bị làm nô lệ cho một người nào hay tập đoàn nào, bởi vì họ có khả năng nắm lấy và điều khiển dây cương của nền hành chính trung ương. Không bộ máy quan liêu nào có thể hy vọng bắt một nhân dân như thế phải làm

 

hay chịu đnựg điều gì mà họ không thích. N hưng ở nơi đâu mà mọi người đều được làm thông qua bộ máy quan liêu, thì không một việc gì mà bộ máy quan liêu thực sự không chấp thuận, lại có thể làm được cả. Sự thiết lập kết cấu của những nước như thế là sự tổ chức biến kinh nghiệm và khả năng thực hành của một quốc gia trở thành một tập đoàn có kỷ luật, nhằm mục đích cai trị bộ phận còn lại; và bản thân cái tổ chức ấy càng hoàn hảo bao nhiêu thì nó lại càng thành công bấy nhiêu trong việc thu hút và giáo dục những người có nhiều khả năng nhất từ mọi đẳng cấp của cộng đồng, và sự giam cầm toàn thể mọi người bao gồm cả các thành viên bộ máy quan liêu lại càng triệt để bấy nhiêu. Bởi vì, những kẻ cai trị cũng lại vừa là nô lệ của tổ chức kỷ luật của chúng, hệt như những người bị trị đối với kẻ cai trị. Một viên quan lại Trung Hoa  cũng lại là công cụ và tay sai cho nền chuyên chế, không khác gì một kẻ làm ruộng hèn mọn nhất. Một cá nhân thuộc dòng tu Jesuit ở cực điểm sa đoạ của mình là kẻ nô lệ cho phNm chức của hắn, dù cho bản thân phNm chức tồn tại vì quyền lực tập thể và tầm quan trọng của các thành viên.

Cũng không nên quên rằng việc hấp thụ mọi khả năng chủ yếu của đất nước vào tập đoàn cai trị sớm muộn gì cũng trở thành tai hoạ cho tính tích cực tinht hần và sự tiến bộ của bản thân tập đoàn. N hư là phe nhóm tập hợp nhau lại – vận hành như một hệ thống, và giống như mọi hệ thống nó phải tiến hành hoạt động chủ yếu bằng các luật lệ, quy tắc cố định – tập đoàn cầm quyền luôn bị cám dỗ chìm đắm và lề thói biếng nhác, hay nếu đôi khi có trồn tránh được cái công việc làm con ngựa kéo cối  xay chạy vòng quanh ấy thì lại lao vào một việc lỗ mãng chưa nghiên cứu kỹ nảy ra trong trí tưởng tượng của một hành viên lãnh đạo nào đó của tập đoàn; cái nghĩa vụ cảnh giác phê bình tập đoàn của một năng lực ngang bằng nằm ngoài tập đoàn chính  là sự kiểm tra duy nhất đối với các xu hướng dù có vẻ đối lập nhau nhưng lại gắn chặt với nhau trong tập đoàn, chính nó là tác nhân kích thích duy nhất giữ cho năng lực của tập đoàn ở chuNn mực cao. Vì vậy mà nhất thiết phải có phương tiện tồn tại độc lập với chính phủ để hình thành một khả năng như thế và cung cấp nó cùng với các cơ hội và kinh nghiệm cần thiết cho mọi phán xét đúng đắn đối với các công việc thực tiễn trọng đại. N ếu như chúng ta thường xuyên có được một tập đoàn các công chức thành thục và đầy năng lực – và trên hết là một tập đoàn có khả năng khởi xướng và sẵn  sàng tiếp thu những cải tiến; nếu như chúng ta không để cho bộ máy quan liêu của

 

mình suy thoái thành một tập đoàn-nguyên-tắc-máy-móc (pedantocracy), thì cái tập đoàn ấy không được ngốn hết mọi hoạt động hình thành và vun đắp nên các tài năng cần thiết cho việc quản trị loài người.

Xác định được cái điểm để từ đó bắt đầu những điều xấu xa gây e ngại đến thế cho tự do và tiến bộ của con người, hay nói đúng hơn là từ đó chúng bắt đầu áp đảo các lợi lộc đi kèm với sự áp dụng sức mạnh tập thể của xã hội mà các thủ lĩnh được xã hội thừa nhận thi hành để san bằng các trở ngại trên con đường an sinh của xã hội; bảo đảm được sự an toàn cho các lợi thế của quyền lực và trí tuệ tập trung nhiều nhất như có thể mà không biến phần lớn tính tích cực chung thành những kênh rạch của chính phủ – đây là một trong những vấn đề khó khăn và phức tạp nhất trong nghệ thuật cai trị. Trong một phạm vi rộng lứon đây là vấn đề chi tiết mà nhiều cân nhắc tính toán phải được đưa ra xem xét và không có một quy tắc tuyệt đối nào có thể đặt ra được.    N hưng tôi tin rằng nguyên lý thực tiễn, mà trong đó sự an toàn được chú ý, lý tưởng được duy trì, cải chuNn mực dựa vào đó mà trắc nghiệm mọi kế hoạch nhằm vượt qua khó khăn, có thể được truyền tải trong những lời sau đây: ngoại trừ công việc tập  trung mạnh mẽ nhất thông tin và truyền bá nó đi từ trung thì sự phân tán mạnh mẽ  nhất của quyền lực là phù hợp với tính hiệu quả. N hư vậy thì trong việc hành chính địa phương ta nên làm như ở các bang N ew England, là nên có rất ít sự phân nhiệm trong các quan chức riêng rẽ do địa phương lựa chọn đối với tất cả các nhiệm vụ, mà nếu giao nó cho người quyền lợi trực tiếp làm thì không tốt hơn; nhưng ngoài chuyện đó ra, trong mỗi ban hành của địa phương cần có sự giám sát của trung ương, tạo thành một chi nhánh của sự cai trị chung. Cơ quan giám sát này chủ yếu phải tập trung lại các thông tin và kinh nghiệm đa dạng được dẫn xuất ra từ cách quản lý của chi nhánh đang đảm nhận việc công ở mọi địa phương, từ mọi thứ tương tự được thi hành ở nước ngoài, từ các nguyên lý chung của khoa chính trị học. Cơ quan trung ương này phải có quyền biết mọi việc đã được làm, và nhiệm vụ đặc biệt của nó phải là làm sao cho ở nơi này có thể tiếp cận được với kiến thức thu nhận được ở nơi khác. Được giải phóng khỏi các thành kiến nhỏ nhen và các quan điểm hẹp hòi của địa phương nhờ vị trí được nâng cao và phạm vi rộng lớn của sự quan sát, sự tư vấn của nó tất phải có uy tín nhiều; nhưng tôi quan niệm rằng quyền lực thực sự của nó, như một thiết chế thường trực, phải được giới hạn trong việc bắt buộc các quan chức địa phương tuân

 

thủ theo luật pháp được đặt ra để hướng dẫn họ. Trong mọi việc ngoài phạm vi quy định của luật lệ chung thì phải để cho các quan chức địa phương ấy tự quyết định các phán xét của mình và chịu trách nhiệm trước cử chi của họ. Họ phải chịu trách nhiệm theo luật pháp nếu vi phạm luật lệ, còn các luật lệ thì phải được thiết lập bởi bộ phận lập pháp; quyền uy hành chính trung ương chỉ giám sát việc chấp hành của họ; nếu họ không thi hành hiệu quả một cách thích đáng thì kháng nghị họ theo thực chất của vụ việc ra trước toà án xử theo luật pháp, hay ra trước các cử tri để bãi nhiệm những ai không chấp hành theo tinh thần của các cử tri.

Theo quan niệm chung thì sự giám sát của trung ương như vậy chính là sự  giám sát mà Ban Luật pháp cho người nghèo51 dự định tác động lên các nhân viên  hành chính Sở thuế cho N gười nghèo ở khắp cả nước. Bất cứ quyền lực nào mà Ban Luật pháp vận dụng vượt ra ngoài giới hạn giám sát ấy đều là đúng đắn và cần thiết trong trường hợp đặc biệt, nhằm chữa trị những thói quen ăn sâu vào nền hành chính yếu kém (maladministration), trong những việc không những chỉ ảnh hưởng sâu sắc

riêng lên địa phương, mà lên cả toàn bộ cộng đồng; vì rằng không có địa phương nào có quyền lực đạo lý để cho sự điều hành bậy bạ biến mình thành sào huyệt của sự bần cùng, khiến nó tràn lan sang các địa phương khác và phá hoại điều kiện tinh thần và vật chất của toàn thể cộng đồng lao động. Ban Luật pháp cho N gười nghèo nắm quyền lực cưỡng chế hành chính và ràng buộc luật pháp (do áp lực dư luận xã hội về chủ đề này, nên các quyền lực ấy được vận dụng rất có chừng mực), tuy hoàn toàn có thể  biện minh được trong trường hợp đối với quyền lợi hàng đầu của quốc gia, nhưng nói chung là không đúng chỗ trong việc giám sát quyền lợi thuần tuý địa phương. Tuy nhiên, cơ quan trung ương về thông tin và chỉ đạo cho mọi địa phương phải có hiệu lực đối với mọi ban ngành hành chính. Không có loại hoạt động nào của chính phủ lại là thừa, miễn sao nó không ngăn cản, mà giúp đỡ khuyến khích rèn luyện và p hát  triển cá nhân. Sự tai hại bắt đầu, khi thay vì hiệu triệu tính tích cực và năng động cảu các cá nhân và đoàn thể, nó lại lấy tính tích cực của bản thân nó thay thế cho họ, khi thay vì thông tin và tư vấn, hay đôi lúc lên án, nó lại bắt họ làm việc trong xiềng xích hay ra lệnh cho họ tránh sang một bên để làm thay họ. Cái giá trị của N hà nước, về lâu

 

51 Ban Luật pháp cho người nghèo (Poor Law Board) đảm trách việc giảm nghèo ở nước Anh; ban này

được phát triển từ thế kỷ XVI và được duy trì với nhiều sửa đổi cho tới sau Thế chiến II

 

dài, là giá trị của các cá nhân hợp thành; và một N hà nước mà trì hoãn lợi ích làm cho họ được mở mang tính thần và nâng cao sự thành thục về hành chính lên đôi chút hay một cái gì đó tương tự thu nhận được do thực hành trong hoạt động cụ thể; một N hà nước mà làm cho người của mình bị còi cọc đi với mục đích để họ làm công cụ ngoan ngoãn dễ bảo hơn trong tay mình, dù là vì lợi ích đi nữa – N hà nước ấy sẽ thấy rằng, với những con người nhỏ bé thì chằng có thể làm được việc gì lớn lao, rằng sự hoàn hảo của cỗ máy mà nó đã hy sinh mọi thứ để đổi lấy, cuối cùng cũng chằng đem lại được gì cho nó cả, bởi vì nó chỉ cốt nhằm làm sao cho cỗ máy hoạt động được trơn tru mà đã tống cổ cái năng lượng sống động tối cần thiết đi rồi./.

 

Written by doclaibaibao

Tháng Năm 15, 2019 lúc 3:00 chiều

Posted in Uncategorized

Bình luận về bài viết này